5 Loại Thực Phẩm Nên Ăn Và Nên Tránh Khi Muốn Có Con

 Các bậc cha mẹ thường cần 3 tháng đến 1 năm để điều dưỡng cơ thể, nhằm tăng khả năng thụ thai và bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé. Trong thời gian này, cả hai người cần chuẩn bị thể trạng tốt và dự trữ các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phát triển của thai nhi như omega-3, axit folic, sắt, canxi,... Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng cần biết.

5 Loại Thực Phẩm Nên Ăn Và Nên Tránh Khi Muốn Có Con

Thực Phẩm Nên Ăn Khi Muốn Có Con

Rau lá xanh đậm, đặc biệt là các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ xanh, cải xoăn, là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai của phụ nữ, bởi chúng cung cấp hàng loạt vitamin và khoáng chất thiết yếu, nổi bật là axit folic (vitamin B9), sắt, và canxi.

Axit folic là vi chất không thể thiếu trong quá trình tổng hợp DNA, đóng vai trò ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh của thai nhi, như nứt đốt sống và dị tật não; các nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng chứng minh rằng bổ sung đủ axit folic trước khi mang thai giúp giảm đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, sắt trong các loại rau cải giúp sản sinh hồng cầu, tăng cường khả năng lưu thông oxy tới não bộ và thai nhi, nhờ đó, hạn chế nguy cơ sảy thai, sinh non và chóng mặt do thiếu máu – các vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong thai kỳ. Cùng với sắt, canxi trong súp lơ xanh và cải xoăn hỗ trợ sự phát triển hệ xương của thai nhi, đồng thời giúp người mẹ duy trì hệ xương khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương về sau.

Những dưỡng chất chống oxy hóa có trong rau xanh như lutein và zeaxanthin còn có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do, hỗ trợ sức khỏe mắt và giảm viêm. Với vai trò quan trọng của các loại rau lá xanh đậm trong việc bổ sung các vi chất cần thiết, một chế độ ăn đầy đủ các loại rau này sẽ là “chìa khóa” dinh dưỡng giúp người phụ nữ chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Rau cải gúp mẹ dễ có thai

Các Loại Thịt, Cá

Thịt và cá là nguồn dinh dưỡng giàu protein và khoáng chất, đặc biệt quan trọng trong chế độ ăn dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai. Các loại thịt đỏ như bò và heo chứa nhiều chất đạm và sắt heme – dạng sắt dễ hấp thu nhất – giúp tăng cường sản sinh hồng cầu, hỗ trợ việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sắt không chỉ cần thiết cho sức khỏe của mẹ mà còn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ tuần hoàn của thai nhi.

Bên cạnh đó, các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá trích là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, bao gồm cả DHA và EPA – các thành phần hỗ trợ sự phát triển não bộ và thị lực của thai nhi.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), axit béo omega-3 không chỉ cần thiết cho sự phát triển trí tuệ mà còn có thể giảm nguy cơ mắc các dị tật thần kinh cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn bào thai. Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (NIH) cũng khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung ít nhất hai bữa cá mỗi tuần để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng omega-3, nhưng lưu ý chọn loại cá ít thủy ngân để tránh tác động tiêu cực cho sức khỏe.

Trong số 5 loại thực phẩm nên ăn khi muốn có con, mẹ cần bổ sung nhiều thịt, cả bổ sung năng lượng và các dưỡng chất. Các loại thịt cũng nên đa dạng và chế biến linh hoạt. 

Thịt cá hồi chứa nhiều DHA và sắt tốt cho cơ thể mẹ

Các loại đậu không chỉ là nguồn cung cấp protein thực vật phong phú mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe sinh sản.

Đậu đen, thường được chế biến thành các món thanh mát như chè đậu đen, có tác dụng giải nhiệt và thải độc, giúp hỗ trợ chức năng gan và tăng cường sức đề kháng.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ đặc biệt giàu isoflavone – một hợp chất có cấu trúc gần giống với estrogen. Isoflavone giúp hỗ trợ tăng cường estrogen tự nhiên, góp phần điều tiết hormone, hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt ổn định và tăng cơ hội thụ thai cho phụ nữ. Theo nghiên cứu từ Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition), chế độ ăn giàu isoflavone có thể cải thiện sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, nhất là trong việc hỗ trợ sự phát triển của nang trứng.

Tuy nhiên, đối với nam giới, việc tiêu thụ quá nhiều đậu nành và đậu phụ có thể gây ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng isoflavone cao trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone nếu sử dụng với số lượng lớn và liên tục, làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.

Dù các nghiên cứu chưa hoàn toàn nhất quán và chưa có công bố chính thức xác nhận mối liên hệ trực tiếp này, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nam giới nên cân nhắc liều lượng tiêu thụ đậu nành và các sản phẩm từ đậu trong giai đoạn chuẩn bị sinh sản.

Các loại hạt nhiều dầu chứa nhiều dưỡng chất cho mẹ và bé

Các Loại Hạt Nhiều Dầu

Các loại hạt nhiều dầu như macca, hạt điều, hạnh nhân, óc chó và sachi là nguồn dưỡng chất tuyệt vời, đặc biệt thích hợp trong chế độ ăn chay của phụ nữ chuẩn bị mang thai. Những loại hạt này chứa hàm lượng cao chất béo lành mạnh, chủ yếu là axit béo không bão hòa, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quá trình hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K.

Vitamin E trong các loại hạt không chỉ là một chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản. Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), vitamin E giúp duy trì sự ổn định của màng tế bào và hỗ trợ chức năng hormone, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thụ thai và phát triển của thai nhi. Selen, một khoáng chất vi lượng có trong các loại hạt như hạnh nhân và óc chó, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tham gia vào quá trình sản xuất DNA.

Đối với người theo chế độ ăn chay, các loại hạt này còn là nguồn cung cấp protein thực vật và một số khoáng chất như sắt, kẽm và magie, có thể thay thế một phần chất dinh dưỡng từ thịt, giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.

Các loại hạt nhiều dầu giúp mẹ tăng khả năng thụ thai

Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp một loạt dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là các vitamin A, B, D cùng khoáng chất quan trọng như canxi, kali, phốt pho, và kẽm. Những dưỡng chất này không chỉ giúp bảo vệ xương của mẹ, ngăn ngừa loãng xương trong suốt thai kỳ, mà còn hỗ trợ phát triển hệ xương của thai nhi.

Canxi và vitamin D, đặc biệt, là hai chất quan trọng giúp duy trì mật độ xương, đồng thời vitamin D còn đóng vai trò trong chức năng sinh sản và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Theo National Institutes of Health (NIH), vitamin D hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện khả năng sinh sản và làm giảm nguy cơ tiền sản giật khi mang thai.

Về việc sử dụng sữa bà bầu trước khi mang thai, mặc dù loại sữa này được thiết kế dành cho phụ nữ mang thai với công thức bổ sung axit folic, sắt, canxi và các vi chất thiết yếu, nhưng việc uống sữa bà bầu từ 3-4 tháng trước khi thụ thai vẫn rất hữu ích. Axit folic là một thành phần quan trọng trong sữa bà bầu đã được CDC khuyến nghị bổ sung từ trước khi mang thai để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh.

Các sản phẩm từ sữa giúp phụ nữ tăng khả năng có thai

Trứng

Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là khi muốn mang thai. Dưới đây là một số công dụng cụ thể của trứng:

1. Cung cấp protein

Protein trong trứng có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa và hấp thu, giúp đáp ứng nhu cầu protein tăng cao trong thai kỳ. Protein là thành phần thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi các tế bào phân chia nhanh chóng và hình thành các cấu trúc cơ bản. Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên tăng cường protein để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của thai nhi.

2. Chứa choline

Choline là một dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh, đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi. Theo nghiên cứu của National Institutes of Health (NIH), choline giúp hỗ trợ chức năng nhận thức và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Trứng là một trong những nguồn cung cấp choline tốt nhất, nên việc bổ sung trứng trong chế độ ăn sẽ đảm bảo lượng choline cần thiết cho thai kỳ.

3. Cung cấp vitamin và khoáng chất

Trứng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, D, E, B12, axit folic, sắt và kẽm, các chất này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe sinh sản mà còn hỗ trợ quá trình thụ thai và phát triển thai nhi. Axit folic trong trứng giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, còn sắt và kẽm hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu và cải thiện hệ miễn dịch của mẹ và bé.

5 Loại Thực Phẩm Nên Tránh Khi Muốn Có Con

Cà Phê

Cà phê, một thức uống phổ biến, chứa hàm lượng caffein cao có tác động kích thích và ức chế thần kinh, mang lại cảm giác tỉnh táo cho nhiều người. Tuy nhiên, đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, caffein lại tiềm ẩn những tác hại đáng kể đến khả năng thụ thai và sức khỏe sinh sản.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng caffein cao có thể làm giảm khả năng thụ thai do tích lũy caffein trong cơ thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của ống dẫn trứng và tử cung, dẫn đến khó khăn trong việc thụ thai. Theo Mayo Clinic, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên hạn chế caffein ở mức 200 mg mỗi ngày, tương đương với một tách cà phê nhỏ, để giảm thiểu các rủi ro liên quan.

Ngoài ra, caffein có khả năng gây đào thải canxi và nước ra khỏi cơ thể, đồng thời làm giảm khả năng hấp thu sắt – những khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai. Thiếu canxi có thể làm suy giảm sức khỏe xương ở cả mẹ và bé, còn thiếu sắt làm tăng nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho thai nhi.

cafe

Cà phê không tốt cho thời gian chuẩn bị mang thai

Rượu

Rượu luôn được khuyến cáo không nên sử dụng trước, trong và sau thai kỳ do tác động tiêu cực của ethanol – thành phần chính trong rượu – lên sức khỏe sinh sản và phát triển của thai nhi.

Ở nam giới, ethanol có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Còn đối với phụ nữ, ethanol làm rối loạn kinh nguyệt, làm giảm khả năng thụ thai và ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của nội tiết tố.

Ngoài ra, quá trình chuyển hóa rượu khiến gan và các cơ quan khác phải làm việc liên tục để đào thải độc tố. Khi rượu không được xử lý hoàn toàn, các chất độc tích tụ trong gan có thể phá hủy các vi chất quan trọng như sắt và axit folic – hai dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Sắt là thành phần quan trọng của hồng cầu, còn axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc tiêu thụ rượu trong thời gian chuẩn bị mang thai có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Do đó, cả cha và mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bảo đảm một nền tảng phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.

rượu ảnh hưởng đến khả năng có thai của phụ nữ

Các Thực Phẩm Có Chứa Chất Tạo Ngọt

Phần lớn các sản phẩm thương mại phố biến đều sử dụng chất làm ngọt để tăng hương vị và tạo cảm giác ngon miệng cho khách hàng. Tuy nhiên, các chất này khi vào cơ thể sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu.

Lượng đường huyết cao trước khi thụ thai có thể là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ, tăng cân, béo phì,... Bất kỳ triệu chứng nào cũng có thể gây ra ốm nghén nặng, sảy thai, sinh non, thậm chí là thai chết lưu. 

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nhớ loại bỏ các loại soda, nước đóng chai, hạn chế ăn các loại kẹo ngọt.

Các loại thức uống chứa chất tạo ngọt

Các loại thức uống chứa chất tạo ngọt không tốt cho cơ thể mẹ

Thuỷ ngân là chất cực độc với con người. Nhiễm độc thuỷ ngân có thể gây ra tổn thương não bộ và nội tạng khác. Nếu trực tiếp tiếp xúc với thuỷ ngân, da chúng ta sẽ mẩn ngứa, đau rát, bong tróc da.

Khi thuỷ ngân đi vào cơ thể con người, chúng sẽ tiêu diệt vitamin B9 hay còn gọi là Axit folic - một loại axit béo giúp sản sinh hồng cầu, gia tăng khả năng thụ thai, và giảm nguy cơ các dị tật thần kinh cho thai nhi. Điều này không chỉ nguy hiểm tới cơ thể mẹ mà còn hại chết đứa bé đang trong quá trình thành hình.

Thông thường, nguồn lây nhiễm thuỷ ngân trong cơ thể người bao gồm thực phẩm chứa chất này (thường xuất hiện ở các loại cá biển) hoặc phơi nhiễm thủy ngân do vỡ các vật dụng như nhiệt kế hay công tắc thủy ngân. 

Do đó, mẹ cần loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm này và luôn kiểm tra thành phần của thực phẩm trước khi mua. Đồng thời, mẹ cần cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm có chứa thủy ngân, tránh gây vỡ hoặc rò rỉ.

Thực Phẩm Sống

Thói quen ăn rau sống, gỏi, sushi, sashimi, hay các thực phẩm chưa qua chế biến kỹ càng khác có thể gây ra các tình trạng nhiễm khuẩn giun sán. 

Các loại ký sinh trùng này sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ, thậm chí, chúng sẽ phá hoại nội tạng trong cơ thể và lây nhiễm sang con. Điều này làm giảm khả năng tích trữ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai.

sashimi

Sashimi có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn giun sán

Kết Luận

Trên đây là 5 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi muốn có con. Trong đó, các loại lợi phẩm cần được bổ sung vào chế độ ăn của mẹ trước khi thụ thai ít nhất 3 tháng để bù đắp thiếu hụt chất và tạo ra nguồn dự trữ cho bé. Với 5 loại hại phẩm, mẹ nên cố gắng hạn chế sử dụng hoặc phải ngừng sử dụng trong thời gian sớm nhất, đặc biệt các loại thực phẩm chứa thuỷ ngân.

Thanh Xuân Baby rất mong đem lại thông tin hữu ích cho quý khách hàng

Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.


schedule Ngày đăng: 12/12/2022 - Cập nhật lúc: 07:11 10/11/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Cùng Thanh Xuân Baby khám phá những kiêng kỵ dân gian khi mang thai và sự thật đằng sau chúng để mẹ bầu chăm sóc bản thân và thai nhi một cách thông minh, an toàn và hiệu quả.
Trong bài viết này Thanh Xuân Baby sẽ giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân nước ối đục và gợi ý 5 loại nước uống giúp nước ối trong hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.
Tìm hiểu 5 thực phẩm giúp giảm nước ối hiệu quả, an toàn cho mẹ bầu, giúp kiểm soát lượng nước ối và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo