VOUCHER SIÊU NGẦU -
GIẢM GIÁ ĐẬM SÂU
ĐẾN 20 %

8 Điều Nên Làm Để Tăng Cơ Hội Mang Thai

Thụ thai là quá trình phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Thanh Xuân Baby giới thiệu 8 điều nên làm để tăng cơ hội mang thai mà ba mẹ cần biết. 

8 Điều Nên Làm Để Tăng Cơ Hội Mang Thai Ba Mẹ Nên Xem

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là bước quan trọng để xác định thời gian rụng trứng, từ đó tối ưu hóa cơ hội thụ thai. Chu kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ khỏe mạnh thường dao động từ 28 đến 32 ngày. Thời điểm rụng trứng thường xảy ra khoảng 12 đến 16 ngày trước khi kỳ kinh mới bắt đầu.

Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt quá dài, quá ngắn hoặc không đều, việc dự đoán ngày rụng trứng trở nên phức tạp hơn. Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một tình trạng làm giảm chất lượng trứng và khả năng thụ thai.

Để hỗ trợ việc xác định thời gian rụng trứng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  1. Sử dụng que thử rụng trứng: Que thử này đo nồng độ hormone luteinizing (LH) trong nước tiểu, giúp bạn xác định chính xác thời điểm rụng trứng.
  2. Quan sát chất nhầy cổ tử cung: Trong giai đoạn rụng trứng, chất nhầy thường trở nên trong suốt, dai và có kết cấu giống lòng trắng trứng, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng.
  3. Theo dõi thân nhiệt cơ bản (Basal Body Temperature - BBT): Thân nhiệt cơ bản thường tăng nhẹ sau khi rụng trứng. Ghi lại nhiệt độ cơ thể hàng ngày vào buổi sáng sẽ giúp bạn phát hiện sự thay đổi này.

Trong trường hợp các mẹ nghi ngờ có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt hoặc gặp khó khăn khi xác định ngày rụng trứng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Chu kỳ rụng trứng của nữ giới

Cách tính chu kỳ rụng trứng khoa học, tăng khả năng thụ thai

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ phải chia sẻ một phần dưỡng chất trong cơ thể cho con. Do đó, nếu mẹ không tích trữ các vi chất từ sớm, con sẽ không có đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh và toàn diện. 

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai cần được chú trọng để cung cấp axit folic, sắt, magie, canxi, vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, omega-3,… 

5 loại thực phẩm nên ăn nếu muốn có con trong gia đoạn này bao gồm: Rau xanh họ cải, Các loại đậu, Sữa và chế phẩm từ sữa, Thịt, cá, Các loại hạt nhiều dầu.

Ngược lại, 5 loại thực phẩm mẹ cần tránh để tạo nền tảng sức khỏe tốt và tăng khả năng thụ thai: Đồ uống có cồn, Thực phẩm nhiễm thuỷ ngân, Thực phẩm có chất tạo ngọt, Cà phê, Thực phẩm chưa qua chế biến.

Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mẹ, ba cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của bản thân với các thực phẩm kích thích tăng trưởng testosterone. Hàu, trứng gà và các loại hải sản có vỏ cần được bổ sung vào bữa ăn với lượng phù hợp.

Thực phẩm và thể dục cho mọi người

Thường xuyên thức khuya, làm việc với cường độ cao, hay chế độ ăn uống thất thường khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, uể oải, gây ra chứng biếng ăn và giảm khả năng trao đổi chất trong cơ thể. Lối sống này là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, suy giảm chất lượng trứng.

Nếu ba thường xuyên uống bia rượu, thuốc lá, kết hợp với tình trạng thức khuya, làm việc căng thẳng, chất lượng tinh trùng suy giảm như số lượng tinh trùng không đạt chuẩn, nhiều con bị dị tật, hay tốc độ di chuyển chậm chạp.

Để tăng khả năng thụ thai, ba mẹ bên tạo thói quen sinh hoạt đều đặn, khoa học. Theo đó, đi ngủ sớm, tập thể dục, hạn chế bia rượu, chất kích thích và tránh làm việc căng thẳng có hỗ trợ lớn cho sự phát triển của trứng và tinh trùng.

Bên cạnh vấn đề về chất lượng trứng và tinh trùng, thời điểm làm chuyện “yêu” là vô cùng quan trọng. Theo đó, ba mẹ nên quan hệ vào những ngày trứng rụng và 1 ngày sau đó.

Việc liên tục quan hệ trong thời gian dài khiến cơ thể ba khó có thể sản sinh lượng tinh trùng khỏe mạnh, giảm cả về số lượng và chất lượng. Cường độ làm chuyện vợ chồng được khuyến nghị là 2 ngày/ lần. Tuy nhiên, việc này cũng phụ thuộc vào từng người do nhu cầu sinh lý và thể chất khác biệt.

Trước khi có dự định mang thai 3 tháng, ba mẹ cần khám:

  • Khám dinh dưỡng để tìm hiểu hiện trạng cơ thể và các loại vi chất cần bổ sung cùng hàm lượng cụ thể. Việc uống các vitamin hay khoáng chất không có kế hoạch có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể mẹ và dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Khám sàng lọc: Thông qua khám sàng lọc, ba mẹ có thể giảm nguy cơ sinh con bị khuyết tật bẩm sinh do di truyền. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng như các loại thuốc, thực phẩm chức năng cần bổ sung.
  • Khám phụ khoa: Âm đạo là môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển, nên phụ nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Khi bệnh trở nặng có thể gây viêm ống dẫn trứng, viêm bàng quang,... Khám phụ khoa cũng giúp bố mẹ kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm.

Đặc biệt, phụ nữ ngoài 35 tuổi mang thai có thể gặp nhiều nguy hiểm, khả năng thụ thai cũng thấp hơn. Do đó, việc thăm khám tiền sản là cần thiết để tránh chửa ngoài dạ con, dị tật thai nhi, sinh non,...

Phụ nữ thừa cần khó thụ thaiPhụ nữ thừa cần khó thụ thai và nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ

Khoa học đã chứng minh, khả năng thụ thai có liên quan trực tiếp tới cân nặng bởi lượng mỡ dư thừa kích thích sự phát triển của hóc-môn estrogen, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, đa nang buồng trứng,...

Những người phụ nữ có chỉ số 19kg/m2 < BMI < 35kg/m2 có cơ hội mang thai cao hơn gấp 4 lần sơ với nững phụ nữ có chỉ số nằm ngoài khoảng này. 

Mẹ có thể tự tính chỉ số BMI theo công thức sau: Cân nặng (kg)/ Bình phương chiều cao (m2).

Do đó, mẹ nên tích cực vận động để cơ thể thon gọn và hạn chế thực phẩm dầu mỡ, và hấp thu các chất ở mức đủ, tránh dư thừa.

Tiêm Phòng Trước Khi Dự Định Có Con

Mẹ cần phải thực hiện tiêm chủng trước khi mang thai, phòng ngừa nhiễm bệnh trong quá trình thai sản và lây nhiễm sang thai nhi. Một số loại vắc-xin mẹ cần tiêm bao gồm:

  • Vắc-xin sởi, quai bị, và rubella (MMR): Các loại vi khuẩn này gây ra tình trạng nhiễm trùng phổi, dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non, viêm màng não, phù não, sưng buồng trứng,... Mẹ cần tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai.
  • Vắc-xin cúm: Các cơ quan y tế khuyến khích tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm vào tháng 10. Tuy nhiên, mẹ có thể tiêm trước và trong thai kỳ. Vắc-xin này lành tính và không ảnh hưởng tiêu cực đến bé.
  • Vắc-xin viêm gan B: Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm thông qua đường tình dục, máu và dịch cơ thể. Vi rút viêm gan B gây ra các bệnh về gan cho trẻ nhỏ. Chúng ủ bệnh từ khi thai nhi và phát bệnh khi trẻ trưởng thành.
  • Vắc-xin HPV: Đây là vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và thời gian tiêm kéo dài 6 tháng cho 3 mũi. Sau khi hoàn thành mũi 3, cơ thể mẹ cần nghỉ dưỡng khoảng 3 tháng trước khi thụ thai.

Bác sĩ tiêm cho sản phụ

Không tạo áp lực có con

Ba mẹ không nên nóng vội khi muốn có con, bởi điều này vô hình trung tạo ra áp lực cho cả hai, khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, ba mẹ thường mắc nhiều sai lầm dẫn tới khó thụ thai hơn.

Bên cạnh đó, khoa học hiện nay đã phát triển và có nhiều biện pháp can thiệp như: biện pháp kích trứng, biện pháp sàng lọc trứng và tinh trùng, biện pháp thụ thai ống nghiệm,… 

Cả ba và mẹ cần lưu ý 8 điều nên làm để tăng cơ hội mang thai để chào đón bé tới thế giới này. Nếu ba mẹ gặp tình trạng cơ thể đặc biệt, ba mẹ cần có sự tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia, đảm bảo tình trạng sức khỏe phù hợp cho con phát triển.


schedule Ngày đăng: 13/12/2022 - Cập nhật lúc: 12:11 18/11/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Cùng Thanh Xuân Baby khám phá những kiêng kỵ dân gian khi mang thai và sự thật đằng sau chúng để mẹ bầu chăm sóc bản thân và thai nhi một cách thông minh, an toàn và hiệu quả.
Trong bài viết này Thanh Xuân Baby sẽ giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân nước ối đục và gợi ý 5 loại nước uống giúp nước ối trong hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.
Tìm hiểu 5 thực phẩm giúp giảm nước ối hiệu quả, an toàn cho mẹ bầu, giúp kiểm soát lượng nước ối và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo