VOUCHER SIÊU NGẦU -
GIẢM GIÁ ĐẬM SÂU
ĐẾN 20 %

Bổ Sung Axit Folic Trước Khi Mang Thai Có Quan Trọng?

Khi muốn có con, mẹ cần tập trung điều dưỡng cơ thể, có chế độ ăn uống điều độ với nhiều loại vitamin và khoáng chất. Nhưng, bổ sung axit folic trước khi mang thai có quan trọng không? Mẹ có cần bắt buộc bổ sung axit folic? 

Các loại thực phẩm chứa axit folicCác loại thực phẩm có hàm lượng axit folic cao

Axit Folic Là Gì?

Axit folic là tên gọi khác của Vitamin B9 - một loại vi chất cơ thể không thể tự tổng hợp mà cần hấp thu từ thực phẩm hoặc dược phẩm. Axit folic đóng vai trò là hỗ trợ tổng hợp ADN và hồng cầu cho cơ thể.

Một người trưởng thành cần bổ sung 180 - 200 mcg vitamin B9 mỗi ngày. Trong khi đó, phụ nữ mang thai được khuyến nghị dung nạp 400 - 600 mcg, tùy thể trạng từng người.

Bổ Sung Axit Folic Trước Khi Mang Thai Có Quan Trọng?

Câu trả lời là có. Khi thiếu vi chất này trong thai kỳ, con có khả năng cao mắc dị tật bẩm sinh tại ống thần kinh (như thiếu não, viêm não, nứt cột sống), dị tật tim (như hở van tim) và răng miệng (như sứt môi, hở hàm ếch).

Trong vòng 28 ngày sau khi thụ thai, hệ thần kinh của con bắt đầu hình thành và phát triển hoàn thiện. Nếu không được cung cấp đủ axit folic, các dị tật xuất hiện và không thể thay đổi trong thai kỳ.

Thông thường, mẹ không thể cảm nhận sự hiện diển của con trong khoảng 14 ngày đầu. Do đó, bổ sung axit folic trước khi mang thai có quan trọng để sẵn sàng chào đón con bất cứ lúc nào.

Thực phẩm chứa axit folic

Cần Bổ Sung Bao Nhiêu Axit Folic Trước Khi Mang Thai?

Các chuyên gia khuyến nghị, mẹ nên bắt đầu bổ sung axit folic từ 3 tháng trước khi ba mẹ bắt đầu có ý định “thả” để có thai. Hàm lượng thích hợp trước khi mang thai là 400 mcg và tăng dần lên 600 mcg mỗi ngày.

Một phần vitamin B9 khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa để cung cấp cho cơ thể mẹ, lượng dư thừa sẽ được tích trữ trong gan và các nội tạng khác. Hơn nữa, axit folic khá lành tính, không gây ra các phản ứng phụ, gây hại cho cơ thể mẹ.

Nếu mẹ đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh hoặc mẹ có thể trạng tốt, lượng axit folic cần có sự điều chỉnh phù hợp. Để xác định hàm lượng rõ ràng, mẹ cần thăm khám và có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

Làm Cách Nào Để Bổ Sung Axit Folic?

Hấp Thụ Qua Chế Độ Dinh Dưỡng

Nhiều loại thực phẩm chứa axit folic mà mẹ cần biết và bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai.

  • Đậu lăng: Trong 198 gram đậu lăng có chứa 358 mcg axit folic. Loại thực phẩm này còn là nguồn bổ sung protein và chất xơ hiệu quả; đồng thời, chúng làm giảm quá trình lão hóa, mang lại làn da tràn đầy sức sống cho mẹ bầu.
  • Đậu tây: Tuy không chứa nhiều Vitamin B9 như đậu lăng, nhưng đậu tây cũng cho ra 131 mcg với lượng nguyên liệu là 177 gram.
  • Rau xanh: Các loại rau có mãu xanh đậm sẽ có nồng độ axit folic cao hơn so với các loại rau khác. Trong đó, rau bina có hàm lượng lớn nhất với 58,2 mcg trong khối lượng 30 gram.
  • Củ cải đường: khi ăn 136 gram củ cải đường, mẹ đang hấp thu 148 mcg vitamin B9 vào cơ thể.
  • Cam: Với các loại cam lớn, mỗi quả có thể cung cấp 55 mcg cho cơ thể mẹ. Cam cũng loại một loại trái cây chứa nhiều vitamin C và có hương vị dễ ăn, thanh mát, tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các loại hạt nhiều dầu như macca, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,... thường được các mẹ bầu ưa chuộng. Cứ mỗi 28 gram hạt (tương được 20 - 30 hạt) sẽ bổ sung 24 - 28 mcg vitamin B. Đây cũng là hàm lượng mà các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng mỗi ngày.
  • Gan bò cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều axit folic. Chỉ với 85 gram gan bò, mẹ có thể hấp thu lên tới 212 mcg loại vitamin này.

Bên cạnh các loại thực phẩm trên, axit folic còn xuất hiện trong đu đủ, chuối, bơ, sữa và chế phẩm từ sữa,... giúp mẹ đa dạng bữa ăn và cung cấp nhiều loại khoáng chất khác. 

Sử Dụng Viên Uống Vitamin

Viên uống tổng hợp vitaminViên uống vitamin hỗ trợ hấp thu vi chất hiệu quả hơn thực phẩm

Việc hấp thu axit folic trực tiếp từ thực phẩm có thể không thực sự hiệu quả do quá trình chế biến làm giảm hàm lượng chất. Để hấp thu dễ dàng hơn, mẹ có thể sử dụng viên uống vitamin.

Sản phẩm vitamin dành cho mẹ bầu thường kết hợp và bổ sung nhiều loại vitamin cũng như khoáng chất khác. Vậy tiêu chí nào để lựa chọn sản phẩm phù hợp và tốt nhất?

Mẹ cần xem xét bảng thành phần của sản phẩm với các dưỡng chất cần có bao gồm: axit folic, omega-3, i-ốt, sắt, vitamin A, canxi,... Thanh Xuân Baby giới thiệu tới mẹ 3 loại vitamin tổng hợp trước khi mang thai.

  • Elevit: Đây là sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu và hàng triệu mẹ bỉm sữa tin dùng cho quá trình trước, trong, và sau khi sinh con. Sản phẩm có chứa 800 mcg axit folic, 100 mcg sắt, 220 mcg i-ốt, 200 IU vitamin D,... trong mỗi viên.
  • Blackmores Pregnancy Gold: Mỗi viên của sản phẩm chứa 250 mcg axit folic, 250 mg Omega-3, 125 mg canxi, 19.22 mg sắt và nhiều dưỡng chất khác.
  • Nature made Prenatal Multi DHA: Bảng thành phần của sản phẩm bao gồm 800mcg axit folic, 150 mcg i-ốt, 260 mg omega-3, 200 mg DHA, 150mg canxi, 27 mg sắt,...

Kết Luận

Bổ sung axit folic trước khi mang thai có quan trọng cho cơ thể của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Bằng việc tích trữ vitamin B9, mẹ có thể giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho con, giúp con phát triển khỏe mạnh. 

Cùng Thanh Xuân Baby tìm hiểu các thông tin cần thiết cho quá trình trước, trong, và sau khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nhé!


schedule Ngày đăng: 13/12/2022 - Cập nhật lúc: 10:08 25/08/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Trong suốt thai kỳ, việc bổ sung nước đúng cách là một điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần biết rõ mình nên uống nước gì, bao nhiêu là đủ, và tránh những loại đồ uống nào để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Vậy, mẹ bầu có nên uống sữa Ensure hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và nhu cầu dinh dưỡng của từng mẹ bầu. Thanh Xuân Baby khuyên rằng mẹ bầu nên cân nhắc uống sữa Ensure trong những trường hợp thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc cần bổ sung một lượng lớn calo để duy trì sức khỏe.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sữa mẹ sau khi được hâm nóng ở nhiệt độ 40 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ.
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo