VOUCHER SIÊU NGẦU -
GIẢM GIÁ ĐẬM SÂU
ĐẾN 20 %

Khi mang bầu chạy nhảy có làm sảy thai hay không?

Chắc hẳn không ít chị em phụ nữ có sở thích và thói quen chạy bộ. Tuy nhiên, sau khi mang thai, bác sĩ thường khuyên là không nên vận động mạnh để tránh sảy thai. Vậy chạy nhảy có làm sảy thai hay không, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này.

chạy nhảy khi mang thai có nên không

Chạy nhảy có làm sảy thai hay không? Một số lưu ý hữu ích cho mẹ bầu khi chạy bộ

Chạy nhảy ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Như chúng ta đã biết, khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ thì thai phụ cần phải hết sức cẩn thận trong việc đi lại. Cũng chính vì thế mà nhiều người cho rằng việc chạy nhảy có thể làm sảy thai. Tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai và không chính xác.

Chạy nhảy có làm sảy thai

Thói quen chạy nhảy có làm sảy thai?

Làm thế nào để xác định chạy nhảy có làm sảy thai?

Theo lời tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, trong quá trình mang thai, các mẹ bầu hoàn toàn có thể chạy bộ. Tuy nhiên phải chạy bộ dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, một số trường hợp có vấn đề về sức khỏe, bác sĩ khuyên không nên chạy vì chạy nhảy sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Đối với những mẹ bầu có tiền sử sinh non, dễ sảy thai hoặc cổ tử cung ngắn thì bác sĩ khuyến cáo không nên. Vì thế mà trước khi bắt đầu luyện tập thì thai phụ nên đến bệnh viện thăm khám. Đồng thời xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu luyện tập.

mẹ bầu đang chạy bộ

Các cách để xác định chạy nhảy có làm sảy thai hay không?

Trong khi mang thai mà chạy bộ sẽ gây ra những nguy cơ gì?

Mặc dù chạy nhảy không có nguy cơ dẫn đến sảy thai đối với những thai phụ có sức khỏe tốt. Tuy nhiên chạy bộ khi mang thai cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là thời kỳ trứng mới được thụ tinh và hình thành nên phôi thai. Chính vì vậy mà phôi thai trong bụng vô cùng yếu ớt. Nếu như vận động mạng trong khoảng thời gian này rất dễ dẫn đến sảy thai.

Mặc dù vậy, tình trạng sảy thai không phải xảy ra với tất cả mọi người mà nó còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy mà trong thời gian này bác sĩ vẫn khuyên các sản phụ hãy tập các bài tập nhẹ nhàng.

Nếu như các mẹ bầu vẫn chạy bộ hoặc vận động mạnh trong giai đoạn này sẽ dễ xảy ra các nguy cơ sau:

  • Nguy cơ khiến cho mẹ bầu bị sa tử cung. Sa tử cung là hiện tượng tử cung bị sa xuống và lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến cơ quan vùng xương chậu bị yếu.
  • Khi vận động mạnh, các cơ quan sẽ co thắt nhiều hơn, từ đó dẫn đến dễ làm tổn thương dây chằng các khớp.

Ngoài ra, việc chạy nhảy trong thời kỳ này còn làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai. Vì thế mà các bạn nên tránh hoặc có những bài tập nhẹ nhàng hơn để tốt cho mẹ và bé. 

Xem thêm: Những tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu đúng chuẩn khoa học

chạy bộ có làm mẹ bầu bị xảy thai không

Trong khi mang thai chạy bộ sẽ dẫn đến những nguy cơ gì?

Bí quyết giúp bà bầu chạy nhẹ nhàng giúp thai khỏe

Chắc hẳn qua phần giới thiệu trên các bạn đã biết được chạy nhảy có làm sảy thai hay không rồi. Vậy thì làm thế nào mà chúng ta vừa có thể chạy bộ lại vừa không làm ảnh hưởng đến thai nhi?

Đối với các mẹ bầu không có thói quen chạy bộ thì việc vừa bắt đầu đã chạy với cường độ cao thì chắc chắn chạy bộ có làm sảy thai. Chình vì vậy mà các mẹ bầu hãy bắt đầu luyện tập từ từ. Đầu tiên nên đi bộ hàng ngày, sau đó mới tăng dần độ khó của bài tập để cơ thể có thời gian thích nghi.

Đối với các mẹ bầu có thói quen chạy bộ thì các bạn có thể tiếp tục duy trì thói quen này. Tuy nhiên cũng nên hết sức cẩn thận và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chạy bộ.

Trên đây là một số thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề chạy nhảy có làm sảy thai hay không? Nếu như các mẹ bầu chưa có kiến thức về vấn đề này có thể lưu bài viết lại để tham khảo.

Mẹo chọn giày thể thao và áo ngực phù hợp cho bà bầu

Với những bài bầu yêu thích chạy nhảy thì việc chọn giày và áo ngực phù hợp là vô cùng cần thiết. Sau đâu là một số mẹo nhỏ giúp các mẹ bầu chọn giày và áo ngực phù hợp khi mang bầu:

  • Giày thể thao thì nên ưu tiên chọn các loại giày mềm mại và êm ái. Những loại giày này sẽ góp phần làm giảm hiện tượng chân bị phù thũng.
  • Chọn giày phù hợp theo từng thời kỳ của thai kỳ. Không nên chọn những đôi giày quá cao.

giày chày bộ cho mẹ bầu

Một số lưu ý để tránh chạy nhảy dẫn đến sảy thai

  • Nên chọn những chiếc áo ngực vừa vặn và có gọng để dễ dàng điều chỉnh kích cỡ của áo ngực.
  • Tips chọn áo ngực phù hợp theo từng thời kỳ của thai kỳ:
    • Trong 3 tháng đầu, các bạn nên chọn áo ngực bằng vải có thể co dãn, tốt nhất là không có đường nối. 
    • Trong 3 tháng giữa, các mẹ bầu nên chọn ngực thoải mái, tuy nhiên nên chọn áo ngực có lưng áo dài hơn. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên mua áo lực có dây cài có thể điều chỉnh được độ dài, và kích cỡ của áo ngực.
    • Trong 3 tháng cuối, các bà mẹ nên ưu tiên chọn các loại áo ngực có thể nâng ngực tốt. Ngoài ra các bạn cũng nên chọn mua áo ngực có dây lưng có thể điều chỉnh được kích cỡ.

Kết luận

Ngoài các bài tập yoga thì chạy bộ cũng là một môn thể thao thích hợp cho các mẹ bầu nhưng phải chạy bộ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng thông qua bài viết của Thanh Xuân Baby mẹ bầu đã tìm ra được đáp án cho câu hỏi chạy nhảy có làm sảy thai hay không. Chúc mẹ bầu và các bé khỏe mạnh, mau lớn.


schedule Ngày đăng: 30/01/2023 - Cập nhật lúc: 10:08 25/08/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Trong suốt thai kỳ, việc bổ sung nước đúng cách là một điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần biết rõ mình nên uống nước gì, bao nhiêu là đủ, và tránh những loại đồ uống nào để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Vậy, mẹ bầu có nên uống sữa Ensure hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và nhu cầu dinh dưỡng của từng mẹ bầu. Thanh Xuân Baby khuyên rằng mẹ bầu nên cân nhắc uống sữa Ensure trong những trường hợp thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc cần bổ sung một lượng lớn calo để duy trì sức khỏe.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sữa mẹ sau khi được hâm nóng ở nhiệt độ 40 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ.
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo