VOUCHER SIÊU NGẦU -
GIẢM GIÁ ĐẬM SÂU
ĐẾN 20 %

Những chú ý mẹ bầu nhất định mẹ bầu phải biết nếu thai không máy

Theo như các bác sĩ chuyên khoa, khi thai nhi không máy là một dấu hiệu bất thường mà các mẹ không được chủ quan. Hiện tượng này báo hiệu sự nguy hiểm thai nhi, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể xảy ra hiện tượng lưu thai. Mẹ bầu cần nắm rõ các chi tiết để biết thai không máy bao lâu thì nguy hiểm.

thai không máy có nguy hiểm không

Những điều nên biết nếu thai máy và không máy

Tìm hiểu thai máy là gì ?

Trước tiên các mẹ bầu phải hiểu rõ kiến thức về thai máy. Thai máy là cách gọi ngắn gọn cho những cử động thai của thai nhi trong bụng mẹ. Hiện tượng thai máy sẽ xuất hiện vào khoảng 8 tuần tuổi của thai nhi. Trong giai đoạn đầu thì thai nhi chưa có những cử động rõ ràng nên mẹ khó có thể cảm nhận được.

thai không máy có nguy hiểm không

Những cử động thai đáng yêu của bé

Từ tuần 18 - 20 tuần tuổi, mẹ bé có thể cảm nhận rõ ràng hơn, nhưng nếu không để ý kĩ, mẹ có thể dễ nhầm lẫn với việc bị sôi bụng hay các bệnh về đường tiêu hóa. Sau 20 tuần tuổi thì thai nhi có cử động mạnh mẽ rõ ràng, số lần đạp thường xuyên hơn. Vậy thai không máy bao lâu thì nguy hiểm là câu hỏi của nhiều mẹ bầu. Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên theo dõi thường xuyên cử động thai trong những tháng thai kỳ cuối để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm như thế nào ? 

Mẹ bầu phải đặc biệt học cách theo dõi cử động của con, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Mẹ theo dõi và đếm thấy bé có ít hơn 4 cử động thai, thì nên đếm liên tục trong khoảng 1-2 giờ sau đó. Nếu trong 2 giờ đồng hồ mà thai nhi có ít hơn 10 cử động thai thì mẹ phải đưa bé đến khám bệnh viện ngay lập tức để kịp chữa trị kịp thời.

khám thai

Đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu thai không máy

Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm đến mẹ và bé. Theo nghiên cứu cho thấy, cử động thai có mối liên quan với chức năng bánh nhau, các bất thường của tử cung, thai chậm tăng trưởng trong bụng mẹ. Việc theo dõi thai máy giúp giảm nguy cơ khả năng lưu thai, kịp thời chữa bệnh đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Hướng dẫn xử lý khi thai máy bất thường

Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Nếu trong khoảng thời gian 2 giờ mà thai thi có ít hơn 10 cử động. Hoặc trong quá trình tự theo dõi, mẹ bầu cảm nhận có những dấu hiệu thai máy bất thường như trên, nhất là thời gian hai tháng cuối của thai kỳ thì phải đưa mẹ bầu đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm và theo dõi biến động tim thai để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi như:

  • NST : Non Stress Test Là thực hiện kiểm tra cử động thai nhưng không tác động ảnh hưởng đến thai nhi.
  • CST : Contraction Stress Test là tiến hành theo dõi tim thai thông qua biến động cơn gò tử cung
  • OCT : Oxytocin Challenge Test : Bác sĩ sử dụng oxytocin để gây cơn gò tử cung nhằm kiểm tra tình hình sức khỏe của thai nhi

Xem thêm nếu mẹ thấy hữu ích: Vì sao bà bầu thường đau xương sườn

Cách giảm nguy cơ khi thai máy bất thường

Chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Nếu mẹ không biết để thai không máy bao lâu thì nguy hiểm, hãy chú ý quan sát theo dõi cử động của em bé và tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ nhé.

Mẹ bầu tự đếm cử động thai tại nhà

Để tiện theo dõi thời gian thai máy, thai phụ có thể chọn thời gian sau bữa ăn để thực hiện đếm cử động thai của bé. Trước đó, mẹ bầu nên đi tiểu để bàng quang trống, sẽ đếm chính xác hơn. Đầu tiên, mẹ bầu cần nhẹ nhàng đặt tay lên vùng bụng để cảm nhận những cử động của thai nhi sau đó đếm số lần thai nhi cử động trong vòng 1 giờ. Thai nhi khỏe mạnh thường cử động 3-4 lần tối thiểu trong 1 giờ. Nếu ít hơn, thì có thể em bé đang ngủ hoặc đây chính là dấu hiệu của thai không máy mà mẹ bầu cần quan sát thêm.

bé đạp bụng mẹ

Mẹ bầu tự theo dõi cử động thai tại nhà

Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng thì một thực đơn cân bằng và hợp lý là vô vùng quan trọng. Mẹ bầu phải đảm bảo chế độ ăn uống phải cân đối và khoa học để tránh ảnh hưởng hệ tiêu hóa: chất đạm trong thịt, cá tươi; các thực phẩm được chế biến từ sữa bò cũng như các loại hạt ngũ cốc giàu dinh dưỡng; đường trong hoa quả, rau xanh, củ quả,...

mẹ bầu uống sữa

Ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe mẹ bầu

Xây dựng thời gian sinh hoạt khoa học lành mạnh

Với sự thay đổi nội tiết tố, mẹ bầu dễ bị ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt như thường ngày. Nên có những bài tập vận động nhẹ nhàng, tập thiền, yoga,... giữ trạng thái thoải mái, nhẹ nhàng, yên tĩnh,... Nhằm tránh tình trạng thai không máy nguy hiểm, mẹ bầu không nên làm việc cường độ cao trong thời gian dài hoặc để đầu óc căng thẳng cũng như thức khuya. Hãy thăm khám đúng định kỳ để kịp phát hiện các vấn đề bất thường cũng như giữ tinh thần vui vẻ để chào đón bé thật khỏe mạnh đáng yêu.

Kết luận

Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm luôn là câu hỏi của các mẹ bầu. Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã có thêm thông tin về thai máy, để giúp các mẹ bầu chú ý quan tâm hơn đến các cử động của con yêu. Thanh Xuân Baby chúc mẹ và bé có sức khỏe thật tốt, chào mừng bé đến với thế giới mới này.


schedule Ngày đăng: 06/02/2023 - Cập nhật lúc: 10:08 25/08/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Trong suốt thai kỳ, việc bổ sung nước đúng cách là một điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần biết rõ mình nên uống nước gì, bao nhiêu là đủ, và tránh những loại đồ uống nào để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Vậy, mẹ bầu có nên uống sữa Ensure hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và nhu cầu dinh dưỡng của từng mẹ bầu. Thanh Xuân Baby khuyên rằng mẹ bầu nên cân nhắc uống sữa Ensure trong những trường hợp thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc cần bổ sung một lượng lớn calo để duy trì sức khỏe.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sữa mẹ sau khi được hâm nóng ở nhiệt độ 40 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ.
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo