VOUCHER SIÊU NGẦU -
GIẢM GIÁ ĐẬM SÂU
ĐẾN 20 %

Bảng tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi và theo cân nặng

Cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh là một vấn đề quan trọng mà các bà mẹ quan tâm rất nhiều trong việc chăm sóc con yêu của mình trong giai đoạn 0-12 tháng tuổi. Mỗi tháng tuổi của bé sẽ đòi hỏi một lượng sữa khác nhau để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển tốt nhất. Chính vì thế mà việc tính toán lượng sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh trở nên vô cùng quan trọng.

Trong bài viết này, Thanh Xuân Baby sẽ cung cấp bảng lượng sữa (ml) cho trẻ sơ sinh dựa trên tháng tuổi và cân nặng của bé, giúp các bà mẹ biết cách cung cấp đúng lượng sữa cho con yêu của mình. Cùng tìm hiểu nhé. 

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn theo ngày và tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn sữa đầu tiên vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có đủ sữa hoặc lượng sữa ít không đáp ứng đủ nhu cầu của bé, trong trường hợp này, bé cần được bổ sung thêm sữa ngoài. Vì vậy, mẹ cần phải biết rõ bé cần bao nhiêu sữa để đảm bảo bé được đủ no. Sau đây Thanh Xuân Baby sẽ chia sẻ các bảng tham khảo về lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh như sau:

Bảng ml sữa cho trẻ sơ sinh ở 7 ngày đầu tiên

Mỗi bé sẽ có thể trạng riêng, tình hình sức khỏe riêng nên sẽ có một lượng sữa khác nhau dành cho mỗi bé. Tuy nhiên, sẽ có một bảng lượng sữa chung cho giai đoạn này, các mẹ, bậc phụ huynh có thể dựa vào đó và dựa vào tình hình thể trạng thực tế của bé để có thể thêm hoặc bớt cữ bú cho hợp lý. Cùng xem qua bảng ml sữa cho trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu tiên sau đây: 

đây là bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh 7 ngày đầu

Dựa vào bảng này và dựa vào thể trạng hiện tại của bé để thêm bớt cữ bú cho hợp lý

Trong 24 giờ đầu sau sinh, dạ dày của trẻ chỉ có kích thước bằng quả cherry, tức là rất nhỏ, khoảng 5-7 ml. Lượng sữa mà bé cần cho mỗi lần bú cũng chỉ khoảng 5-7 ml, tương đương 1 thìa cà phê. Tuy nhiên, số lần bú lại khá nhiều, từ 8-12 lần/ngày.

Mặc dù lượng sữa non (colostrum) không nhiều, nhưng lại cực kỳ giàu dinh dưỡng và chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, trong ngày đầu tiên, việc các mẹ cho bé bú thường xuyên và đều đặn rất quan trọng để kích thích sữa về nhiều hơn và đảm bảo sức khỏe cho bé.

Vào ngày thứ 2, dạ dày của bé đã lớn hơn một chút, có thể chứa khoảng 10-12 ml sữa. Mỗi lần bú, bé có thể cần khoảng 12-14 ml sữa, và số lần bú vẫn duy trì từ 8-12 lần/ngày. Lúc này, sữa mẹ bắt đầu chuyển từ sữa non sang sữa chuyển tiếp, chứa nhiều protein và chất dinh dưỡng hơn. Việc cho bé bú đều đặn không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng mà còn tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ tắc tia sữa.

Vào ngày thứ 3, dạ dày của bé đã to bằng quả nho, có thể chứa khoảng 22-27 ml sữa. Bé cần khoảng 20-27 ml mỗi lần bú, với số lần bú vẫn duy trì từ 8-12 lần/ngày. Đây là thời điểm sữa mẹ bắt đầu về nhiều hơn, và bé có thể bú mạnh hơn, khiến mẹ có cảm giác căng sữa. Việc duy trì bú đều đặn sẽ giúp mẹ giảm cảm giác căng tức và giúp bé nhận đủ lượng sữa cần thiết để phát triển.

Ngày thứ 4 là lúc dạ dày của bé đã đạt kích thước khoảng 30-40 ml. Mỗi lần bú, bé có thể cần từ 30-40 ml sữa. Số lần bú vẫn duy trì đều đặn từ 8-12 lần/ngày. Đây là giai đoạn sữa mẹ đã chuyển sang giai đoạn ổn định với lượng sữa nhiều hơn và đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của bé. Bé bắt đầu bú mạnh hơn, dễ dàng hơn và có thể ngủ sâu hơn sau mỗi lần bú no.

Ngày 5, dạ dày của bé lúc này đã bằng quả mơ nhỏ, khoảng 40-50 ml. Mỗi lần bú, bé có thể cần 35-50 ml sữa và số lần bú vẫn là 8-12 lần/ngày. Đây là thời điểm bé có nhu cầu sữa tăng nhanh để phát triển. Bạn có thể nhận thấy bé có những cơn đói rõ ràng hơn và phản xạ bú cũng mạnh hơn. Nếu bé có dấu hiệu đòi bú nhiều hơn, bạn có thể tăng lượng sữa mỗi lần bú hoặc cho bé bú theo nhu cầu.

Ngày 6, dạ dày của bé đã đạt khoảng 60-70 ml, và mỗi lần bú bé có thể cần 45 - 50 ml sữa. Số lần bú vẫn duy trì từ 8-12 lần/ngày. Ở giai đoạn này, bé đã quen với nhịp điệu bú và có thể đòi bú nhiều hơn hoặc bú nhanh hơn. Việc cho bé bú thường xuyên sẽ giúp bé cảm thấy no bụng và yên tâm hơn. Đây cũng là thời điểm bé có thể bắt đầu có những dấu hiệu phát triển như tăng cân và hoạt bát hơn.

Ngày 7, dạ dày của bé đã đạt kích thước bằng quả dâu tây lớn, khoảng 70 - 80 ml. Mỗi lần bú, bé có thể cần từ 50-70 ml sữa và số lần bú vẫn là 8-12 lần/ngày. Ở ngày thứ 7, bé đã hình thành thói quen bú mẹ và có phản xạ bú mạnh mẽ hơn.

Bạn có thể nhận thấy bé bú đều đặn và có biểu hiện vui vẻ, thoải mái hơn sau mỗi lần bú no. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã quen với việc bú mẹ và bạn có thể dần dần điều chỉnh lịch bú phù hợp với nhịp sinh hoạt của cả mẹ và bé.

Bảng ml sữa cho trẻ sơ sinh từ tuần thứ 2 đến 3 tháng tuổi

Bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi, cơ thể của bé đã quen dần với môi trường xung quanh và dạ dày của bé cũng dần phát triển lớn hơn. Điều này cho phép bé tiếp nhận được lượng sữa lớn hơn và có nhu cầu ăn uống tăng cao hơn. Dưới đây là bảng ml sữa cho bé trong giai đoạn này:

lượng sữa cho em bé sơ sinh từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ ngày thứ 8 - 1 tháng tuổi, dạ dày của bé dần phát triển lớn hơn, giúp bé chứa được lượng sữa nhiều hơn mỗi lần bú. Số lần bú có thể dao động nhiều, từ 7-12 lần/ngày, mỗi lần bú khoảng 35-60 ml tùy vào thể trạng của bé. Đây cũng là giai đoạn bé phát triển nhanh chóng và có những giai đoạn "nhảy vọt" về tăng trưởng (growth spurt), đòi hỏi nhu cầu sữa nhiều hơn. Việc cho bé bú đều đặn sẽ giúp kích thích sản xuất sữa và đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng.

Vào tháng thứ 2, dạ dày của bé đã có thể chứa lượng sữa lớn hơn mỗi lần bú, khoảng 60 - 90 ml. Số lần bú có thể giảm xuống còn 6-8 lần/ngày, nhưng tổng lượng sữa mỗi ngày vẫn tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Đây là thời điểm bé bắt đầu ổn định về lịch trình bú và ngủ. Bạn có thể thấy bé ngủ dài hơn vào ban đêm và có các biểu hiện tăng trưởng rõ rệt như cử động nhiều hơn, biết cười và nhìn theo người thân.

Ở tháng thứ 3, dạ dày của bé đã phát triển đáng kể, cho phép bé bú được nhiều sữa hơn mỗi lần (60-120 ml). Số lần bú có thể giảm xuống còn 5-6 lần/ngày. Bé đã bắt đầu phát triển khả năng giữ đầu tốt hơn, tập lẫy và có những phản xạ cười, hóng chuyện. Việc điều chỉnh lượng sữa mỗi lần bú và lịch bú phù hợp sẽ giúp bé duy trì sự phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Bảng ml sữa cho trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé đã phát triển nhiều kỹ năng mới như cười, lật mình và quan sát xung quanh, sự phát triển được nhìn thấy rõ rệt. Chính vì thế, lượng sữa và số lần bú của bé cũng có tăng lên. Dưới đây là bảng ml sữa khuyến nghị cho bé trong giai đoạn này:

lượng bú sữa của trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi

Ở tháng thứ 4, bé đã phát triển hơn về thể chất và tinh thần. Lượng sữa mỗi lần bú tăng lên và số lần bú giảm đi một chút so với các tháng trước, dao động từ 90-120ml sữa cho mỗi cử bú. Lúc này, nhiều bé có thể bắt đầu tập lẫy và khám phá môi trường xung quanh nhiều hơn. Việc cho bé bú đều đặn, đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé có năng lượng cho các hoạt động khám phá và phát triển.

Tháng thứ 5 là giai đoạn bé phát triển mạnh mẽ cả về chiều cao và cân nặng. Lượng sữa mỗi lần bú có thể dao động từ 120-120 ml. Một số bé có thể bắt đầu biểu hiện hứng thú với thức ăn dặm, nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Hãy tiếp tục duy trì lịch bú đều đặn và quan sát nhu cầu của bé để đảm bảo bé nhận đủ lượng sữa cần thiết.

Ở tháng thứ 6, nhiều bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Mặc dù lượng sữa mỗi lần bú có thể tăng lên đến 180 ml, nhưng số lần bú có thể giảm xuống còn 4-6 lần/ngày do bé bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm khác. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn nên theo dõi phản ứng của bé để đảm bảo bé vẫn bú đủ lượng sữa cần thiết.

Tham khảo thêm: Những điều cấm kị không nên làm với trẻ sơ sinh

Lượng sữa cho bé sơ sinh từ 7 - 12 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 7 đến 12 tháng tuổi, bé đang trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng nhất. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé, bên cạnh việc bổ sung các loại bột ăn dặm, cháo ăn dặm, lượng sữa vẫn đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là bảng lượng sữa khuyến nghị cho bé trong giai đoạn này:

lượng ăn của trẻ sơ sinh từ 7 - 12 tháng tuổi

Ở tháng thứ 7, bé đã bắt đầu ăn dặm đều đặn hơn. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, nhưng bé có thể đã làm quen với các loại thực phẩm khác như bột, cháo, rau củ nghiền và trái cây. Lượng sữa mỗi lần bú có thể giảm nhẹ so với trước đó, nhưng vẫn duy trì từ 3-5 lần/ngày tùy theo nhu cầu và khả năng ăn dặm của bé.

Trong giai đoạn tháng thứ 8 và tháng thứ 9, bé đã có thể ăn nhiều loại thức ăn dặm hơn và khẩu phần ăn dặm cũng tăng lên. Lượng sữa mỗi lần bú vẫn ổn định từ 180-240 ml, nhưng số lần bú có thể giảm xuống 3-4 lần/ngày. Việc cho bé ăn dặm cân bằng với bú mẹ sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho sự phát triển toàn diện của bé.

Ở giai đoạn tháng thứ 10 - tháng 12 bé đã lượng thức ăn dặm có thể đa dạng và phong phú hơn rất nhiều, bao gồm các loại ngũ cốc, protein từ thịt, cá, trứng và sữa. Số lần bú có thể giảm xuống còn 2-4 lần/ngày, nhưng bé vẫn cần duy trì bú mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như canxi và vitamin D cho sự phát triển xương và răng.

Mua sữa công thức cho bé ngay tại link sau: https://thanhxuanbaby.com/sua-bot-cho-be

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng

Ngoài việc sử dụng các cách tính bảng lượng sữa cho bé theo tháng, mẹ cũng có thể dựa vào cân nặng của bé để theo dõi và đảm bảo bé được bú đủ lượng sữa mỗi ngày. Đây cũng là một phương pháp hữu ích mà mẹ có thể áp dụng để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của bé. Sau đây Thanh Xuân Baby sẽ chia sẻ tới các mẹ bảng tính lượng sữa cho con theo cân nặng: 

Bảng lượng sữa cho con theo cân nặng

Sẽ có công thức tính riêng số lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh dựa theo cân nặng. Thanh Xuân Baby sẽ hướng dẫn cách tính lượng sữa cho mẹ ở phần sau. Sau đây mẹ có thể dựa vào bảng sau để biết được lượng sữa cần thiết cho trẻ dựa vào cân nặng nhé. 

Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng

Cân nặng của bé Tổng lượng sữa trong ngày Lượng sữa mỗi cử bú
2.265 gr 390 ml 48.75 ml
2.491 gr 429 ml 53.625 ml
2.718 gr 467 ml 58.375 ml
2.944 gr 507 ml 63.375 ml
3.171 gr 546 ml 68.25 ml
3.397 gr 584 ml 73 ml
3.600 gr 639 ml 79.875 ml
3.850 gr 664 ml 83 ml
4.00 gr 720 ml 90 ml
4.303 gr 741 ml 92.625 ml
4.500 gr 801 ml 100.125 ml
4.756 gr 819 ml 102.375 ml
4.900 gr 879 ml 109.875 ml
5.209 gr 897 ml 112.125 ml
5.400 gr 960 ml 120 ml
5.662 gr 976 ml 122 ml
5.889 gr 1.015 ml 126.875 ml
6.115 gr 1.053 ml 131.625 ml
6.400 gr 1.119 ml 139.875 ml
6.704 gr 1.155 ml 144.375 ml
6.795 gr 1.172 ml 146.25 ml
7.021 gr 1.210 ml 151.25 ml

Cách tính lượng sữa cho con theo cân nặng

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ có chia sẻ cách tính lượng sữa bú cho trẻ sơ sinh dựa vào cân nặng như sau: 

>>> Lượng sữa mỗi ngày của bé:

Lượng sữa (ml) = cân nặng x 150

- Ví dụ: Nếu bé có trọng lượng 4 kg, thì:
4 kg x 150 = 600 ml sữa/ngày

>>> Lượng sữa ở mỗi cữ của bé:

Thể tích dạ dày của bé (ml) = cân nặng x 30

- Ví dụ: Nếu bé có cân nặng 4 kg, thì thể tích dạ dày của bé là:
4 kg x 30 = 120 ml

>>> Lượng sữa ở mỗi cữ ăn của bé:

Lượng sữa ở mỗi cữ ăn = Thể tích dạ dày x 2/3

- Ví dụ: Nếu thể tích dạ dày của bé là 120 ml, thì mỗi cữ bé ăn được:
120 ml x 2/3 = 80 ml sữa/cữ

công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh dựa vào cân nặng

Mọi người có thể tham khảo thông tin ảnh trên tại đây

Tại Sao Việc Điều Chỉnh Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Lại Quan Trọng?

Trước khi vào tìm hiểu cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh và bảng lượng sữa  tham khảo, Thanh Xuân Baby mong muốn các mẹ hiểu rõ vì sao việc điều chỉnh lượng sữa cho trẻ sơ sinh lại quan trọng. Từ đó để các mẹ có một góc nhìn thật chính xác trong việc chăm sóc bé yêu của mình. Và sau đây là các lý do:

Về Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là trong những tháng đầu đời. Sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chính, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Lượng sữa mà bé cần thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, phụ thuộc vào:

  • Trọng lượng cơ thể: Trẻ càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng càng tăng.
  • Tuổi của trẻ: Các giai đoạn phát triển khác nhau yêu cầu lượng sữa khác nhau.
  • Sự phát triển cá nhân: Mỗi trẻ có nhu cầu năng lượng và tốc độ tăng trưởng riêng, do đó lượng sữa cần thiết cũng không giống nhau.

Ảnh Hưởng Của Việc Thiếu Sữa

Thiếu sữa, đặc biệt là trong những tháng đầu đời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ:

  • Suy dinh dưỡng: Nếu bé không nhận đủ sữa, bé sẽ không nhận đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Điều này có thể dẫn đến chậm tăng cân, chiều cao và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch.
  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Sữa mẹ và sữa công thức cung cấp đầy đủ vitamin D, sắt, canxi và các khoáng chất cần thiết. Thiếu sữa sẽ khiến bé không nhận đủ các chất này, dẫn đến các vấn đề như còi xương, thiếu máu và chậm phát triển trí não.
  • Sự bất ổn trong hành vi: Trẻ không được bú đủ sữa có thể trở nên quấy khóc, cáu gắt, hoặc khó ngủ vì đói.

Ảnh Hưởng Của Việc Thừa Sữa

Cũng như thiếu sữa, việc cho bé bú quá nhiều cũng có thể gây ra một số vấn đề:

  • Nguy cơ béo phì: Việc tiêu thụ quá nhiều năng lượng so với nhu cầu sẽ khiến bé dễ tăng cân quá mức, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như béo phì và các bệnh liên quan đến trao đổi chất sau này.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bé bú quá nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón, làm bé khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Tạo thói quen ăn uống không lành mạnh: Bú quá nhiều trong giai đoạn sơ sinh có thể dẫn đến việc hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ.

Chính vì vậy mà việc điều chỉnh lượng sữa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của bé sẽ mang lại nhiều lợi ích:

  • Đảm bảo sự phát triển toàn diện: Lượng sữa phù hợp giúp trẻ nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển cân nặng, chiều cao, và trí não một cách tối ưu.
  • Tạo nền tảng sức khỏe tốt: Khi nhận đủ lượng sữa cần thiết, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được củng cố, giúp bé ít ốm vặt và phát triển khỏe mạnh.
  • Giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh: Khi bé được bú đúng lượng, đúng thời gian, bé sẽ hình thành thói quen ăn uống tốt, giúp dễ dàng chuyển sang giai đoạn ăn dặm sau này.
  • Tăng cường sự gắn kết mẹ và bé: Khi bé bú đủ, bé sẽ cảm thấy thoải mái, hài lòng và dễ chịu, giúp tạo điều kiện cho mẹ và bé tương tác tốt hơn, tăng cường sự gắn bó tình cảm.

Một số vấn đề mẹ cần chú ý khi cho con bú

Những dấu hiệu bé đang đói sữa

Mẹ hãy nắm các dấu hiệu sau để biết bé đang đói sữa để chủ động hơn trong việc cho bé bú nhé. Các dấu hiệu cụ thể như sau: 

  1. Bé hấp háy, vặn vẹo, hoặc nằm trong tư thế tìm kiếm nguồn thức ăn.
  2. Bé liếm môi hoặc làm mồi chày.
  3. Bé ngậm tay, ngậm ngón tay hoặc đồ vật gần miệng.
  4. Bé cử động nhiều, khó ngủ hoặc thức dậy nhanh sau khi ngủ.
  5. Bé quấy khóc một cách không thường xuyên hoặc khó dỗ.
  6. Bé liếm môi dưới, chuyển đầu và cố gắng tiếp cận ngực mẹ hoặc bình sữa.

Mua sữa bầu cho mẹ: tại đây

những dấu hiệu cho thấy bé đang đói sữa

Những dấu hiệu khi bé đã bú no

Mẹ hãy note lại ngay các dấu hiệu sau để đảm bảo bé được bú đủ và đúng nhé. 

  1. Con tự ngưng bú và quay đầu khỏi ti mẹ.
  2. Con dễ bị phân tâm với những thứ xung quanh.
  3. Ngực của mẹ không còn cảm giác cứng hay chảy sữa.
  4. Đôi khi con ngủ quên và nhả núm vú ra ngoài.

Những biểu hiện này cho thấy rằng bé đã đủ no và không cần tiếp tục bú. Mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu này để đảm bảo bé được bú đủ và không bị vấn đề tiêu hóa.

Một số lưu ý dành cho mẹ khi cho con bú để đảm bảo sức khỏe cho bé

Nuôi con là một hành trình dài và gian nan, trong đó việc cho con bú cũng là một phần việc rất quan trọng. Các lưu ý sau đây của Thanh Xuân Baby sẽ giúp được mẹ một phần nào trong hành trình này. Cùng tham khảo qua nhé: 

  1. Giới hạn lượng sữa cho bé trong mỗi cữ, không cho bé bú quá 2/3 thể tích dạ dày để tránh tình trạng ọc và trớ sữa. Nếu bé vẫn đói sau khi bú, mẹ có thể vỗ ợ hơi cho bé rồi tiếp tục cho bé bú.
  2. Cân nhắc cho bé bú thêm cữ đêm nếu bé có nhu cầu, nhưng cần đảm bảo bé được ngủ đủ giấc từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng để đáp ứng sự phát triển của trí não và thể trạng.
  3. Trong 72 giờ đầu tiên, mẹ sẽ tiết ra sữa non giàu dưỡng chất và có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho bé trong 6 tháng đầu tiên.
  4. Không ép bé bú theo cữ, mẹ nên dựa vào nhu cầu của bé và không tạo áp lực hay sợ hãi cho bé.
  5. Trong khoảng 2 tuần đầu sau sinh, bé có thể trải qua sụt cân sinh lý do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, bé sẽ tăng cân lại sau khoảng 1 tuần, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng.
  6. Đối với trẻ sinh non và nhẹ cân, trong giai đoạn 1-2 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé ăn hoàn toàn theo nhu cầu mà cần sự theo dõi về lượng sữa bé ăn. Mẹ nên tư vấn với bác sĩ dinh dưỡng để có lịch ăn phù hợp cho bé và đảm bảo sự tăng trưởng của bé.

Được làm mẹ là một điều thiêng liêng nhất của phụ nữ, đi cùng với đó cũng có rất nhiều khó khăn và gian nan. Để làm cho hành trình này trở nên dễ dàng và thoải mái hơn, Thanh Xuân Baby đã tổng hợp các bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi và theo cân nặng, hi vọng rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho mẹ. Chúc mẹ và bé tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc!

Nguồn tham khảo:

  • KidsHealth.org - Formula Feeding FAQs: How Much and How Often. Trang này cung cấp thông tin chi tiết về lượng sữa công thức phù hợp với trẻ sơ sinh ở các giai đoạn khác nhau. Link bài viết
  • Centers for Disease Control and Prevention (CDC) - How Much and How Often to Feed Infant Formula. CDC đưa ra hướng dẫn về lượng sữa công thức cho trẻ sơ sinh và khi nào nên bắt đầu tăng lượng sữa dựa trên sự phát triển của trẻ. Link bài viết
  • HealthyChildren.org - Amount and Schedule of Baby Formula Feedings. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cung cấp hướng dẫn chi tiết về lượng và lịch trình cho trẻ bú sữa công thức. Link bài viết
  • HealthyChildren.org - How Often and How Much Should Your Baby Eat? Đây là nguồn thông tin uy tín khác từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ về lượng sữa mẹ và tần suất cho trẻ bú mẹ theo từng giai đoạn phát triển. Link bài viết
  • OSF HealthCare - Newborn feeding 101: How much and how often will baby eat. Trang này cung cấp thông tin về lượng sữa mà trẻ sơ sinh nên uống Link bài viết

schedule Ngày đăng: 29/05/2023 - Cập nhật lúc: 01:10 06/10/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Tình trạng bé đói nhưng không chịu bú mẹ khiến nhiều bà mẹ lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hiểu rõ được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sẽ giúp các mẹ đưa ra được giải pháp xử lý tình huống này một cách hiệu quả.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): Sữa mẹ sau khi được hâm nóng ở nhiệt độ 40 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ.
Thanh Xuân Baby sẽ chia sẻ bí quyết chọn sữa phù hợp với nhu cầu của bé cùng với danh sách 10 sản phẩm sữa bột tốt nhất hiện nay, được đánh giá cao bởi các chuyên gia và nhận được sự tin dùng từ đông đảo bậc phụ huynh.
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo