VOUCHER SIÊU NGẦU -
GIẢM GIÁ ĐẬM SÂU
ĐẾN 20 %

Chi phí dưỡng thai đến lúc sinh tốn bao nhiêu tiền?

Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý khi mang thai, các mẹ cũng nên chuẩn bị tài chính cho việc dưỡng thai và sinh nở. Dưới đây, Thanh Xuân Baby sẽ trao đổi với các mẹ bầu về chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền? Và các cách để dưỡng thai tốt nhằm giúp bạn có thể biết và chuẩn bị khi mang thai.

Chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền - ảnh 1

Chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền? Một số cách dưỡng thai tốt cho mẹ bầu

Những khoản chi cần nắm khi bạn mang thai

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của cả gia đình. Tuy nhiên, sinh nở không chỉ là việc mang thai 9 tháng 10 ngày đón con chào đời, đó còn là quãng thời gian muôn vàn khó khăn, cùng với đó là những khoản chi phí dưỡng thai và các chi phí khác mà cha mẹ phải tính đến để con yêu được sinh ra một cách an toàn và cẩn thận.

Chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền - ảnh 2

Chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền? Và các khoản chi phí khác

Chi phí dinh dưỡng cho các mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé qua đường ăn uống và đây là ưu tiên hàng đầu vì dinh dưỡng từ đồ ăn uống tươi, ngon và rẻ hơn so với các cách khác.

Cũng có thể bổ sung sữa bầu và uống các loại vitamin. Sữa cho bà bầu ngày càng có nhiều chủng loại kèm theo đó là các mức giá khác nhau, hầu hết đều dao động trong khoảng 300.000 đồng/hộp đến 1 triệu đồng/hộp.

Cũng có các loại vitamin giá mấy chục nghìn đến hàng trăm nghìn tùy theo thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Vì vậy, tùy vào kinh tế của gia đình mà các mẹ bầu lựa chọn những sản phẩm tốt cho bản thân và con mà vẫn phù hợp với kinh tế gia đình nhé!

Xem thêm: Bí quyết dưỡng thai để con thông minh

Chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền - ảnh 3

Chi phí dinh dưỡng và chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền?

Chi phí khám thai cho các mẹ bầu

Để biết thai nhi có khỏe mạnh và phát triển đúng theo từng thời kỳ hay không thì việc đi khám thai định kỳ là vô cùng cần thiết, các mẹ nên cân nhắc về chi phí khám thai.

Chi phí thai nghén theo các bác sĩ chuyên khoa sản, trong thai kỳ có 3 thời điểm  mẹ nên đi siêu âm: Tuần 11-14 (đo độ mờ da gáy), tuần 18-21 (siêu âm phát hiện bất thường), tuần 30-32. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà số lần khám có thể khác nhau. Giá thành của các xét nghiệm trong quá trình mang thai:

  • Xét nghiệm nipt: giá của nó thường dao động từ 6.000.000 đồng - 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên chuẩn bị khoảng 10 - 15 triệu để đề phòng các vấn đề phát sinh khác.
  • Xét nghiệm Double test: Giá của nó thường rơi vào khoảng 500.000 đồng/lần, mức giá này sẽ tùy thuộc vào bảo hiểm và bệnh viện mà bạn đang theo khám.

Có rất nhiều phương pháp khi đi siêu âm, chẳng hạn như: siêu âm trắng đen, siêu âm 3D, 4D. Chi phí khám thai nào cũng không hề nhỏ, tùy vào từng bệnh viện phụ sản mà các khoản chi phí có thể khác nhau. Có thể dự tính khoản chi phí như sau:

  • Siêu âm thường: 150.000đ.
  • Siêu âm 3D - 4D: 300.000đ.
  • Siêu âm hình thái học 4D: 300.000 VNĐ.
  • Siêu âm 3D – 4D song thai trở lên: 350.000đ.

Ở những tuần sau, mẹ bầu sẽ phải siêu âm nhiều hơn. Khi các bà mẹ tham gia bảo hiểm hoặc tham gia các tuyến thấp hơn, chi phí chăm sóc trước khi sinh tại bệnh viện sẽ thấp hơn. Thậm chí, nếu muốn sử dụng dịch vụ tốt hơn, các mẹ bầu có thể đến các trung tâm tư nhân với phòng khám và chi phí với giá cao hơn.

Xem thêm: Bí quyết về cách xác định trai gái khi đang mang thai không cần siêu âm

Chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền - ảnh 4

Chi phí khám thai và chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền?

Cách tiết kiệm chi phí dưỡng thai nhưng bé vẫn khỏe

Để thai nhi phát triển tốt mà vẫn tiết kiệm được chi phí dưỡng thai, bà bầu cần tăng khoảng 300 calo cho mỗi ngày. Tuy nhiên, những mẹ bầu thừa cân (trước khi mang thai) không nên tiêu thụ quá nhiều chất béo và chất đạm.

Ngoài chế độ ăn uống, với chế độ ăn đủ chất, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến khích bà bầu bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và axit folic. Nhu cầu dinh dưỡng sắt khi mang thai tăng gấp đôi từ 15 lên 30 mg mỗi ngày. Sắt có nhiều trong gan, thịt đỏ, cá, trái cây, rau, ngũ cốc, trứng,...

Axit folic giúp phát triển tế bào, ngăn ngừa sảy thai, sinh non...Vì vậy, việc bổ sung 300 microgam axit folic mỗi ngày là cần thiết. Axit folic có nhiều trong các loại rau củ quả như cà chua,  bơ, súp lơ xanh ... Ngoài ra, trong quá trình mang thai cũng cần bổ sung nhiều chất khác, chẳng hạn như: vitamin, protein, magie, nếu bác sĩ kê toa.

Chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền - ảnh 5

Cách dưỡng thai cho mẹ bầu và chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền?

Kết luận

Chín tháng mười ngày mang thai đầy vất vả, khó khăn nhưng ai cũng muốn cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này để con yêu chào đời an toàn. Vì vậy, gia đình và sản phụ thường lo lắng về chế độ ăn uống của người mẹ và không biết chi phí dưỡng thai bao nhiêu tiền? Tuy nhiên, chăm sóc trước khi sinh không chỉ là dinh dưỡng mà còn là tâm hồn, để bà bầu luôn vui vẻ, không áp lực, căng thẳng. Ngoài ra, việc theo dõi sức khỏe thai phụ hàng tháng, hàng quý là rất cần thiết để đảm bảo thai nhi chào đời an toàn.


schedule Ngày đăng: 16/02/2023 - Cập nhật lúc: 03:10 20/10/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Cùng Thanh Xuân Baby khám phá những kiêng kỵ dân gian khi mang thai và sự thật đằng sau chúng để mẹ bầu chăm sóc bản thân và thai nhi một cách thông minh, an toàn và hiệu quả.
Trong bài viết này Thanh Xuân Baby sẽ giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân nước ối đục và gợi ý 5 loại nước uống giúp nước ối trong hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.
Tìm hiểu 5 thực phẩm giúp giảm nước ối hiệu quả, an toàn cho mẹ bầu, giúp kiểm soát lượng nước ối và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo