VOUCHER SIÊU NGẦU -
GIẢM GIÁ ĐẬM SÂU
ĐẾN 20 %

Đau bao tử uống trà sữa được không?

Trà sữa là một thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, những người bị đau bao tử uống trà sữa được không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thanh Xuân Baby tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé! 

Đau bao tử uống trà sữa được không?

Không nên uống trà sữa khi bị đau bao tử vì nó có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Trà sữa chứa caffeine, sữa và nhiều đường. Caffeine trong trà có thể kích thích dạ dày tiết axit, làm giảm tốc độ tiêu hóa và gây khó chịu. Nếu bạn không dung nạp lactose, sữa trong trà sữa cũng có thể gây đầy hơi và đau bụng.

Ngoài ra, lượng đường cao có thể kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét. Thay vào đó, nên chọn các thức uống nhẹ nhàng như nước ấm hoặc trà thảo mộc không chứa caffeine.

Một nghiên cứu thuộc Thư Viện Quốc Gia Hoa Kỳ có nhận định rằng caffeine có thể làm giảm tốc độ làm rỗng dạ dày từ 182 phút xuống còn 154 phút. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, và thậm chí kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, làm gia tăng cơn đau. Đối với những người có dạ dày nhạy cảm, caffeine có thể làm tình trạng đau bao tử nặng hơn, gây ra các triệu chứng như khó tiêu, ợ chua và buồn nôn.

(Nguồn tài liệu mọi người đọc tại link sau: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8778943/)

Người bị đau bao tử nên hạn chế uống trà sữa

Người bị đau bao tử nên hạn chế uống trà sữa

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe

Ngoài trà và sữa, trà sữa thường được thêm các nguyên liệu như trân châu, thạch, kem tươi. Những nguyên liệu này có thể làm tăng hương vị của trà sữa, nhưng lại không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, khiến trà sữa trở thành nguồn cung cấp calo rỗng.

Trà sữa

Trà sữa có những tác hại không lường tới sức khỏe 

Được biết đến là thức uống phổ biến được giới trẻ yêu thích, tuy nhiên trà sữa cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu uống quá nhiều hoặc không đúng cách. Dưới đây là một số tác hại của trà sữa đối với sức khỏe có thể kể đến như: 

Rối loạn giấc ngủ

Trà sữa thường chứa caffeine, một chất kích thích có thể gây khó ngủ. Caffeine có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và mức độ tỉnh táo. Khi uống caffeine vào buổi chiều tối, nó có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ.

Ngoài caffeine, trà sữa còn có thể chứa các chất kích thích khác, chẳng hạn như taurin và L-theanine. Các chất này cũng có thể góp phần gây rối loạn giấc ngủ.

Thói quen ngủ lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, chính vì vậy để không bị rối loạn giấc ngủ, bạn cần phải điều chỉnh lượng trà sữa sao cho vừa phải để tránh gây ra những hậu quả khó lường. 

Gây lo lắng, mất cân bằng

Hàm lượng caffein có trong trà sữa có thể gây ra mất cân bằng trạng thái tự nhiên của cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ trà sữa quá mức có thể dẫn đến tình trạng lo lắng cao, cùng cảm giác bồn chồn và khó chịu trong người. Chính vì vậy bạn cần duy trì lối sống cân bằng, đặc biệt phải theo dõi lượng caffein tiêu thụ để kiểm soát các triệu chứng liên quan đến lo âu.

Trà sữa gây lo lắng, mất cân bằng

Uống trà sữa quá nhiều có thể dẫn đến cảm giác khó chịu trong cơ thể

Ngộ độc thực phẩm

Uống trà sữa có thể gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là nếu trà sữa được làm từ nguyên liệu không an toàn, kém chất lượng hoặc không được bảo quản đúng cách. 

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm do uống trà sữa có thể bao gồm như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, cảm thấy mệt mỏi, sốt. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng trà sữa bạn uống được pha chế từ những nguyên vật liệu chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được pha chế trong môi trường  đảm bảo an toàn vệ sinh. 

Tăng cân mất kiểm soát

Trong trà sữa thường chứa nhiều đường và chất béo. Những chất này khi nạp vào trong cơ thể có thể khiến bạn tăng cân. Ngoài ra, trà sữa còn chứa một số chất kích thích như caffeine và taurine, có thể khiến bạn cảm thấy thèm ăn hơn.

Lưu ý mẹ bầu cần biết khi muốn uống trà sữa

Trong trà sữa thường chứa nhiều đường, chất béo và calo, có thể kích thích bao tử và khiến tình trạng đau bao tử trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách uống trà sữa đúng cách, bạn vẫn có thể thưởng thức thức uống này mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua 5 lưu ý sau của Thanh Xuân Baby:

Lựa chọn thương hiệu uy tín

Trà sữa là thức uống phổ biến, nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro về an toàn thực phẩm. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn mua trà sữa từ những thương hiệu uy tín.

Những thương hiệu uy tín thường có quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Họ sử dụng nguyên liệu chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bằng cách lựa chọn được những thương hiệu uy tín, bạn có thể yên tâm khi biết được trà sữa bạn uống có an toàn cho sức khỏe của bạn. 

Tần suất uống trà sữa

Ai cũng biết là trà sữa là thức uống ngon nhưng không phải ai cũng biết điều chỉnh tần suất uống trà sữa sao cho phù hợp. Các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên về tần suất uống trà sữa xuống một cốc một tuần. 

Khi điều chỉnh được lượng tiêu thụ trà sữa, bạn có thể tránh được những tác hại tiềm ẩn đối với bao tử và cân bằng được với thói quen ăn kiêng tổng thể của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc giảm lượng đường và lượng đồ ăn đi kèm trong khi thưởng thức trà sữa của bạn.

Lưu ý bạn cần biết khi uống trà sữa

Điều chỉnh tần suất uống trà sữa phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe 

Thời điểm uống trà sữa

Để giảm thiểu tác động đến bao tử của mình, bạn nên hạn chế uống trà sữa vào buổi tối. Cụ thể hơn, bạn có thể thưởng thức trà sữa trong ngày, tốt nhất là sau bữa ăn từ 2 đến 3 tiếng. Thời gian này đủ để dạ dày tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng, hạn chế khó chịu hoặc tác dụng phụ.

Nên ưu tiên thực phẩm tốt

Khi bạn bị đau bao tử khi uống trà sữa, bạn nên cân nhắc sử dụng những thực phẩm có tác dụng làm dịu dạ dày, giảm tiết axit và đặc biệt là hỗ trợ tiêu hóa. 

Bạn có thể thay thế sữa béo bằng sữa tách béo hoặc sữa thực vật hoặc thay đổi topping lành mạnh như hạt chia, thạch đen,... không chỉ tăng hương vị và độ hấp dẫn mà còn không ảnh hưởng tới dạ dày cũng như là sức khỏe tổng quan của bản thân.

Thức uống chứa hạt chia giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Thức uống chứa hạt chia giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nếu trà sữa phiên bản healthy

Trà sữa có nhiều loại khác nhau, được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Bạn nên chọn loại trà sữa phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của mình. Khi bạn bị đau bao tử, bạn nên chọn loại trà sữa không chứa caffeine hoặc chất kích thích. 

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu trà sữa healthy như để không ảnh hưởng tới sức khỏe, thành phần bao gồm đường ăn kiêng, sữa tươi không đường và không chứa trân châu. Tuy nhiên thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng một số topping khác để tăng hương vị của trà sữa như thạch đen, thạch dây,... Ngoài ra, nếu bạn đang muốn giảm cân, bạn nên chọn loại trà sữa ít đường, ít chất béo.

Bài viết trên của Thanh Xuân Baby đã giải đáp cho bạn đọc các thắc mắc về câu hỏi đau bao tử có uống trà sữa được không, cũng như cung cấp thêm một số thông tin hướng dẫn về việc thưởng thức món trà sữa một cách an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu bạn muốn được tư  vấn về chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho người bị đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay Thanh Xuân Baby chúng tôi nhé!

Thông tin liên hệ: 

  • Website: thanhxuanbaby.com
  • Hotline: 0968353990
  • Gmail: thanhxuanbaby.shop@gmail.com
  • Địa chỉ trụ sở: khu 11, xã An Đạo, Phù Ninh, Phú Thọ

schedule Ngày đăng: 30/01/2024 - Cập nhật lúc: 12:10 04/10/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Chi tiết thực đơn 7 ngày cho người suy thận hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Cùng Thanh Xuân Baby khám phá về nguyên tắc xây dựng thực đơn nhé!
Người bị suy thận nên ăn rau gì để ngăn ngừa bệnh trở nặng. Các lưu ý bệnh thận nhất định phải biết. Thanh Xuân Baby sẽ chia sẻ tới bạn lời khuyên đáng giá.
Bệnh nhân bị suy thận nên ăn hoa quả gì hỗ trợ điều trị? Kiêng gì để tránh "tiền mất tật mang". Cùng Thanh Xuân Baby tìm hiểu các bí kíp từ chuyên gia nhé!
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo