VOUCHER SIÊU NGẦU -
GIẢM GIÁ ĐẬM SÂU
ĐẾN 20 %

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Một chế độ ăn lành mạnh và cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bị suy thận duy trì sức khỏe thận và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy thực đơn 7 ngày cho người suy thận như thế nào, bạn hãy cùng Thanh Xuân Baby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. 5 Tiêu chuẩn khi xây dựng thực đơn cho người suy thận

Trước khi tham khảo thực đơn 7 ngày cho người suy thận thì bạn hãy xem ngay 5 tiêu chuẩn quan trọng cho người suy thận dưới đây:

1.1. Lượng Protein phù hợp theo mức độ suy thận

Sự suy giảm chức năng thận thường dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, một sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein. Tăng axit uric có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tổn thương khớp và gout. Do đó, người mắc bệnh suy thận trước lọc máu thường cần hạn chế hấp thụ protein từ thực đơn hàng ngày, giữ mức khoảng 0,8-1g/kg cân nặng.

 Lượng Protein phù hợp theo mức độ suy thận

Lượng protein cần phù hợp với mức độ suy thận

Trong trường hợp người chạy thận định kỳ, khi chức năng xử lý axit uric được hỗ trợ, hàm lượng protein cho phép trong chế độ ăn có thể tăng lên một chút. Tuy nhiên, con số chính xác vẫn phụ thuộc vào tần suất lọc máu và thể trạng của từng người:

  • Tần suất chạy thận 1 lần/tuần: Hàm lượng protein khoảng 1g/kg cân nặng/ngày.
  • Tần suất chạy thận 2 lần/tuần: Hàm lượng protein khoảng 1.2g/kg cân nặng/ngày.
  • Tần suất chạy thận 3 lần/tuần: Hàm lượng protein khoảng 1.4g/kg cân nặng/ngày.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng thực đơn, việc ưu tiên nguồn protein chất lượng cao đóng vai trò quan trọng. Protein chất lượng cao từ động vật có thể cung cấp đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể, trong khi protein từ thực vật chỉ cung cấp từ 5-7 loại axit amin. 

Do đó, protein động vật thường được khuyến cáo chiếm khoảng 50-70% tổng lượng protein hấp thụ ở người chưa chạy thận và trên 60% ở người lọc thận định kỳ.

1.2. Lượng Lipid phù hợp

Lượng lipid trong thực đơn cho người suy thận trước lọc máu thường chiếm khoảng 25 – 35% tổng năng lượng, trong khi bệnh nhân chạy thận định kỳ thì nên giảm xuống mức 25 – 30%. Người bị bệnh suy thận độ 3nên ưu tiên chất béo tốt từ nguồn như cá biển, dầu oliu, và tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hoá từ thịt đỏ, đồ ăn chiên rán.

Người bệnh cần hạn chế nạp những chất béo xấu

Người bệnh cần hạn chế nạp những chất béo xấu vào cơ thể

Đặc biệt, việc hạn chế chất béo xấu là quan trọng vì người bệnh thận có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn bình thường. Việc này giúp giảm khả năng bệnh nhân phải đối mặt với các vấn đề về tim, tạo ra một chế độ ăn uống hỗ trợ sức khỏe tim mạch và đồng thời đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể.

1.3. Cân bằng nước và điện giải

Người suy thận cần duy trì cân bằng chất lỏng và điện giải trong cơ thể để tránh tình trạng tích nước và dư lượng khoáng chất. Dưới đây là các hạn chế cụ thể:

Nước:

  • Hấp thụ nước vừa đủ theo nhu cầu cá nhân, tránh tình trạng thừa nước có thể dẫn đến tăng huyết áp và ảnh hưởng đến chức năng thận.

Natri, kali và phốt pho:

  • Cần cắt giảm lượng natri và kali trong thực đơn để tránh tích tụ trong máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm như giòn xương, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.
  • Lượng natri khuyến cáo trong thực đơn trước lọc thận là 1000-2000 mg/ngày tùy thuộc vào mức độ phù và tăng huyết áp, trong khi lọc thận định kỳ là 1600-2000 mg/ngày.
  • Lượng kali khuyến cáo trước lọc thận là 1000-1500 mg/ngày, và trong lọc thận định kỳ là 2000-2500 mg/ngày. Tuy nhiên, cần hạn chế dưới 1000 mg/ngày khi có tăng kali máu, phù, và thiểu niệu.
  • Lượng phốt pho khuyến cáo dưới 1000 mg/ngày và hạn chế dưới 600 mg/ngày khi suy thận giai đoạn 3-4.

Canxi:

  • Tăng cường hấp thụ canxi theo chỉ định của bác sĩ để duy trì sức khỏe xương trước tác động của các biến chứng suy thận mạn. Lượng canxi khuyến cáo là 800-1000 mg/ngày.

Nước:

  • Người bệnh cần hạn chế uống nước trong khoảng 1 lít/ngày và tìm kiếm ý kiến của bác sĩ khi gặp vấn đề về phù và thiểu niệu.

1.4. Đảm bảo đủ năng lượng

Để duy trì hoạt động hàng ngày, mức năng lượng cần thiết được ước lượng là 25-35 kcal/kg cân nặng/ngày. Trong đó, chất đường bột đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng chính và nên chiếm từ 55-65% tổng năng lượng mỗi ngày. Cụ thể, dưới đây là phân phối năng lượng và dưỡng chất tương ứng:

Dưỡng chất Trước Lọc Thận Lọc thận định kì
Chất đường bột (glucid) 60-65% tổng năng lượng 55-60% tổng năng lượng
Chất xơ 20-22 g/ngày 20-22 g/ngày
Chất béo 25-35% tổng năng lượng 25-30% tổng năng lượng

Điều này đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và duy trì sự cân bằng giữa các loại chất dinh dưỡng quan trọng, giúp hỗ trợ sức khỏe và chức năng cơ bản của cơ thể. Đồng thời đáp ứng nhu cầu cụ thể của người suy thận trước lọc máu và lọc thận định kỳ.

1.5. Nhiều vitamin, khoảng chất

Ngoài canxi, người suy thận mạn cần bổ sung các vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt là vitamin C, vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B6, B9, B12), và sắt. 

Các dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành tổn thương, cải thiện chức năng thận, và ngăn chặn tình trạng thiếu máu. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy dinh dưỡng, và bệnh tim mạch.

người suy thận mạn cần bổ sung các vitamin

Ngoài canxi người suy thận mạn cần bổ sung các vitamin và khoáng chất khác

Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung các vitamin và khoáng chất này vào thực đơn hàng ngày là quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng việc bổ sung đáp ứng đúng nhu cầu cụ thể của người bệnh và không gây ra tác động tiêu cực đối với tình trạng sức khỏe của họ.

2. Thực đơn 7 ngày cho người suy thận đơn giản nhất

Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho người suy thận mà bạn có thể tham khảo chi tiết hơn:

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Người bệnh suy thận cần ăn uống theo thực đơn

2.1. Ngày 1 - Thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Nhu cầu dinh dưỡng cần nạp: 1600 kcal

  • Bữa sáng: Miến xào thịt nạc
  • Miến: 60g
  • Thịt heo: 30g (3 miếng nhỏ, mỏng)
  • Rau cải ngọt: 100g
  • Dầu ăn: 10ml (2 muỗng canh)

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 100g (2 nửa chén cơm)
  • Thịt heo luộc: 30g (3 miếng mỏng vừa)
  • Tôm rang tỏi: 30g
  • Cải thảo luộc: 100g (1/2 chén rau)
  • Dầu ăn: 3ml (1/2 muỗng canh)

Bữa xế (15h):

  • Xoài chín: 100g

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 100g (2 nửa chén cơm)
  • Cá trắm xốt: 80g
  • Thịt xay: 20g
  • Củ cải luộc: 100g
  • Dầu ăn: 7ml (1.5 muỗng canh)

2.2. Ngày 2

Nhu cầu dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal

Bữa sáng: 

  • Miến xào thịt bò
  • Miến: 60g
  • Thịt bò: 35g (5-6 miếng nhỏ, mỏng)
  • Rau cải ngọt: 100g
  • Dầu ăn: 10ml (2 muỗng canh)

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt heo luộc: 60g (6-7 miếng mỏng vừa)
  • Nem rán: 1 cái (20g thịt)
  • Củ cải luộc: 150g
  • Dầu ăn: 5ml
  • Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)

Bữa xế (15h): Khoai lang luộc chấm đường

  • Khoai lang luộc: 150g
  • Đường kính: 10g (1 thìa ăn, thìa 10ml)

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 50g (3-4 miếng nhỏ, vừa)
  • Chả lá lốt: 1 cái (20g thịt)
  • Bí xanh luộc: 100g
  • Dầu ăn: 7ml

2.3. Ngày 3

Nhu cầu dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal

Bữa sáng:  Phở xào thịt bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 35g (5-6 miếng nhỏ, mỏng)
  • Rau cải ngọt: 100g
  • Dầu ăn: 10ml

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt heo luộc: 60g (6-7 miếng mỏng vừa)
  • Nem rán: 1 cái (20g thịt)
  • Củ cải luộc: 150g
  • Dầu ăn: 5ml

Bữa xế (15h):

  • Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 50g (3-4 miếng nhỏ, vừa)
  • Chả lá lốt: 1 cái (20g thịt)
  • Bí xanh luộc: 100g
  • Dầu ăn: 10ml

2.4. Ngày 4 - Thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Nhu cầu dinh dưỡng cần nạp: 1800 kcal

Bữa sáng: Phở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 50g (10-11 miếng nhỏ, mỏng)
  • Hành lá, rau thơm

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt heo luộc: 60g (6-7 miếng mỏng vừa)
  • Nem rán: 2 cái (40g thịt)
  • Củ cải luộc: 150g
  • Dầu ăn: 7ml

Bữa xế (15h):

  • Nho ngọt: 70g (7 quả trung bình)

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 60g (4-5 miếng nhỏ, vừa)
  • Chả lá lốt: 2 cái (40g thịt)
  • Bí xanh luộc: 150g
  • Dầu ăn: 10ml

2.5. Ngày 5

Nhu cầu dinh dưỡng cần nạp: 1900 - 2000 kcal

  • Bữa sáng: Phở bò
  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 40g (8-9 miếng nhỏ, mỏng)
  • Hành lá, rau thơm

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 160g
  • Đậu hũ nhồi thịt: Thịt nạc: 15g, đậu hũ 1/2 bìa (30g)
  • Cá bống chiên: 50g (3 con vừa)
  • Rau luộc: 100g
  • Dầu ăn: 15ml
  • Thanh long: 100g

Bữa xế (15h): Khoai sọ luộc chấm đường

  • Khoai sọ: 120g (2 củ nhỏ)
  • Đường kính: 10g

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 65g (5-6 miếng vừa mỏng)
  • Mọc xốt: 1 viên (30g)
  • Rau luộc: 150g
  • Dầu ăn: 10ml

2.6. Ngày 6

Nhu cầu dinh dưỡng cần nạp: 1900 - 2000 kcal

Bữa sáng: Phở bò

  • Bánh phở: 180g
  • Thịt bò: 50g (10-11 miếng nhỏ, mỏng)
  • Hành lá, rau thơm

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 160g
  • Đậu phụ nhồi thịt: Thịt nạc: 30g, đậu phụ 1 bìa (60g)
  • Cá bống chiên: 60g (3 con vừa)
  • Rau luộc: 100g
  • Dầu ăn: 15ml
  • Thanh long: 100g

Bữa xế (15h):

  • Khoai lang luộc: 100g (1 củ nhỏ)

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt rim: 60g (5-6 miếng vừa mỏng)
  • Mọc xốt: 1 viên (30g)
  • Rau luộc: 100g
  • Dầu ăn: 10ml

2.7. Ngày 7 - Thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Nhu cầu dinh dưỡng cần nạp: 1900 - 2000 kcal

  • Bữa sáng: Phở bò
  • Bánh phở: 200g
  • Thịt bò: 50g (10-11 miếng nhỏ, mỏng)
  • Hành lá, rau thơm

Bữa trưa: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 160g
  • Cá trắm chiên: 100g
  • Mọc xốt: 4 viên (80g thịt)
  • Rau luộc: 100g
  • Dầu ăn: 15ml

Bữa xế (15h):

  • Thanh long: 100g

Bữa tối: Cơm gạo tẻ

  • Gạo tẻ: 120g
  • Thịt luộc: 50g (4-5 miếng vừa mỏng)
  • Đậu phụ nhồi thịt: Thịt nạc 30g, đậu phụ 1 bìa 60g
  • Bí xanh luộc: 100g
  • Dầu ăn: 5ml

3. Các lưu lý người suy thận cần biết

Người suy thận nên giảm chất đạm từ thực phẩm như thịt, cá, sữa và ưu tiên ngũ cốc, củ có tinh bột. Đối với đạm động vật, có thể thay thế bằng ngũ cốc và các loại củ. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng đường và chất béo từ nguồn tự nhiên như mía, mật ong, quả bơ, dầu oliu. 

Ngoài ra, người suy thận cần hạn chế muối, tránh thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối. Kiểm soát lượng kali từ rau củ và trái cây. Quản lý lượng nước uống tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, uống nhiều nước khi nước tiểu ít và cân nhắc giảm khi suy thận nặng. Đồng thời tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ. Người bị bệnh suy thận có thể bổ sung thêm một số loại sữa dành cho người bệnh suy thận theo sự chỉ định của bác sĩ để có thể đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể một cách tốt nhất nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thực đơn 7 ngày cho người suy thận mà Thanh Xuân Baby chia sẻ đến bạn. Việc chăm sóc sức khỏe của người mắc bệnh suy thận là một quá trình liên tục và quan trọng vì vậy đòi hỏi bạn phải có kiến thức vững chắc. Nếu có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ với Thanh Xuân Baby để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất.

Thông tin liên hệ: 

  • Website: thanhxuanbaby.com
  • Hotline: 0968353990
  • Gmail: thanhxuanbaby.shop@gmail.com
  • Địa chỉ trụ sở: Khu 11, xã An Đạo, Phù Ninh, Phú Thọ

schedule Ngày đăng: 11/04/2024 - Cập nhật lúc: 03:10 20/10/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Người bị suy thận nên ăn rau gì để ngăn ngừa bệnh trở nặng. Các lưu ý bệnh thận nhất định phải biết. Thanh Xuân Baby sẽ chia sẻ tới bạn lời khuyên đáng giá.
Bệnh nhân bị suy thận nên ăn hoa quả gì hỗ trợ điều trị? Kiêng gì để tránh "tiền mất tật mang". Cùng Thanh Xuân Baby tìm hiểu các bí kíp từ chuyên gia nhé!
Bệnh nhân bị nang thận nên ăn gì, uống gì để hỗ trợ cải thiện sức khỏe? Lưu ý người bị nang thận nhất định phải biết. Cùng Thanh Xuân Baby tìm hiểu nhé!
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo