Người bị tiểu đường uống cà phê sữa được không?

Người bị tiểu đường uống cà phê sữa được không? là câu hỏi nhiều người mắc bệnh hoặc người đang bị rối loạn đường huyết đều thắc mắc. Mặc dù cà phê là thức uống thơm ngon giúp mang lại tinh thần thư giãn nhưng đối với người bị tiểu đường cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng. Hãy cùng Thanh Xuân Baby giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này nhé!

1. Cà phê ảnh hưởng tới đường huyết như thế nào?

Theo thống kê cho thấy rằng thành phần caffeine có trong cà phê không có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của người trưởng thành. Tuy vậy, một số nghiên cứu khác chứng minh được cà phê có tác động đến lượng đường trong máu gây ra mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Đối với người đã mắc bệnh tiểu đường,  tác động của caffeine đối với hoạt động insulin có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu cao hơn hoặc thấp hơn. Khi dùng một đến hai cốc cà phê pha nguyên chất tương đương với 200 mg caffeine có thể khiến bệnh của họ trở nên nghiêm trọng hơn.

tách cafe kèm các hạt cafe

Cà phê là chất kích thích, giúp tinh thần được thư giãn sau giờ làm việc 

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Duke University Medical Center, việc thường xuyên sử dụng cà phê có thể làm tăng lượng đường trong máu  lên tới 8%. Việc sử dụng cà phê có thể làm tăng khả năng phóng thích adrenalin, đây được xem là chất làm tăng đường huyết, có thể dẫn đến run tay, căng thẳng và hồi hộp. 

2. Người bị tiểu đường uống cà phê sữa được không?

Theo như các chuyên gia hàng đầu tại bệnh viện Đa khoa  Tâm Anh TP. HCM, người bệnh tiểu đường có thể hoàn toàn sử dụng cà phê sữa với liều lượng phù hợp. Hiện nay, chưa có ai chứng minh được ly cà phê cho người bệnh tiểu đường nên pha bao nhiêu lượng đường hay sữa. 

Để hạn chế được bệnh tiểu đường, Hội tim mạch Hoa kỳ khuyến cáo ở mỗi độ tuổi nên sử dụng lượng đường phù hợp, cụ thể như sau:

  • Đối với nam giới: Dùng từ 36 gram tương đương 9 muỗng trà, mỗi muỗng ứng với 4gram đường. 
  • Đối với nữ giới: Dùng khoảng 25 gram tương đương 6 muỗng trà. 

Như vậy, ta có thể thấy được người bệnh tiểu đường nên dùng khoảng 1 đến 2 muỗng cà phê đường/sữa đặc để hòa vào cà phê để không gây ảnh hưởng đến đường huyết. Bệnh nhân nên uống vào bữa ăn phụ đế không gây ra tăng lượng đường trong máu.

Trong cà phê có chứa caffeine, một loại chất kích thích tăng cường dẫn truyền xung thần kinh và có tác dụng cải thiện tâm trạng. 

người bệnh tiểu đường uống cafe sữa được khôngNgười bị tiểu đường nên sử dụng cà phê sữa với hàm lượng sữa thấp

3. Các loại đồ uống thay thế cà phê cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng một số thức uống có đường hay không có đường thay thế cho cà phê. Dưới đây là một số loại thức uống tốt cho sức khỏe sử dụng thay cho cà phê, bạn hãy tham khảo nhé! 

3.1 Trà xanh

Một trong những lựa chọn hàng đầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là trà xanh. Trà xanh không chỉ là sự thay thế cho cà phê, mà còn chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol. Những hợp chất này được nghiên cứu cho thấy có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cung cấp một lá chắn bảo vệ chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.

Uống trà xanh hàng ngày không chỉ là một thói quen lành mạnh, mà còn giúp làm sạch cơ thể, giải độc tự nhiên và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Cho dù bạn chọn uống trà xanh nóng hay một ly trà xanh đá thì đó luôn là lựa chọn thông minh giúp bạn kiểm soát đường huyết.

Theo một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu tác dụng của trà xanh đối với người bị tiểu đường loại 2 và họ đã thu nhận được kết quả tích cực. Loại đồ uống này có thể giữ lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng nặng hơn. Uống trà thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm mức đường huyết và insulin ở lúc đói. 

nước trà xanh tốt cho người tiểu đường

Trà xanh có lợi cho người bị tiểu đường 

3.2 Sữa hạt

Sữa hạt không chỉ mang lại hương vị mới lạ và thú vị mà còn cung cấp một nguồn dinh dưỡng đa dạng , tốt cho sức khỏe mà không làm tăng lượng đường trong máu. Sữa hạt cung cấp ít carbohydrate, nhưng lại giàu chất xơ và protein thực vật, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và tránh được cảm giác đói giữa buổi. 

Ngoài ra, các loại sữa hạt còn chứa chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch, cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, magie và vitamin E. Khi được kết hợp cùng ngũ cốc nguyên hạt hoặc một vài quả hạch, sữa hạt sẽ trở thành bữa sáng hoàn hảo, đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt thân thiện với người tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung sữa hạt trong buổi sáng sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và bổ sung năng lượng để làm việc. Bởi vì các loại hạt tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp hơn so với loại sữa khác nên sẽ có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu. 

người bị bệnh tiểu đường nên uống sữa hạtSữa hạt là thức uống dinh dưỡng cho buổi sáng 

3.3 Nước chanh tươi, cam tươi, bưởi

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, các loại trái cây có múi như chanh, quýt, bưởi là những thực phẩm có lợi cho người tiểu đường. Bởi vì, trong các loại quả này chứa chất xơ hòa tan và vitamin C, giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ngăn chặn đường huyết tăng đột biến. 

Ngoài ra, trong các loại nước uống này có nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Hãy bắt đầu ngày mới bằng một ly nước chanh tươi, không chỉ kích thích vị giác mà còn giúp cân bằng lượng đường huyết. Chanh không chỉ đơn giản làm dịu cơn khát, mà còn giúp cơ thể bạn ngăn chặn những biến động đường huyết. Bạn nên pha nước chanh với 1-2 muỗng cà phê đường hoặc 1-2 muỗng cà phê đường ăn kiêng cho người bệnh.

Những lợi ích kỳ diệu của chanh phần lớn đến từ hai thành phần cực kỳ mạnh mẽ: chất xơ hòa tan và vitamin C. Chất xơ hòa tan trong vỏ và phần trắng dưới vỏ của chanh, làm chậm quá trình tiêu hóa, hạn chế hấp thụ đường và giảm lượng cholesterol trong máu. 

người bệnh tiểu đường nên uống nước camNhững loại trái cây có múi có lợi cho người bệnh tiểu đường 

3.4 Nước táo ép

Trong táo có chứa chất xơ hòa tan pectin giúp giữ nước và làm sạch ruột của người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nước ép còn có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi cũng như là giữ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. 

Bạn nên chọn táo xanh để làm nước ép cho người bệnh tiểu đường và giữ nguyên vỏ táo. Bởi vì trong vỏ táo có chứa thành phần polyphenol, chất này giúp kích thích tuyến tụy tiết ra insulin, rất có lợi cho người bệnh. 

người bị bên nên uống nước ép táo thay vì cafe

Như vậy, với những thông tin đã cung cấp ở trên, hi vọng rằng bạn đã trả lời được câu hỏi:” Tiểu đường có thể uống cà phê sữa được không?”. Cùng với đó bạn sẽ tìm được những loại thức uống tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Nếu bạn đang tìm kiếm những loại sữa tốt cho người tiểu đường, liên hệ với Thanh Xuân baby để được tư vấn nhé. 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: khu 11, xã An Đạo, Phù Ninh, Phú Thọ
  • Website: thanhxuanbaby.com
  • Email: thanhxuanbaby.shop@gmail.com
  • Hotline: 0968353990

schedule Ngày đăng: 20/12/2023 - Cập nhật lúc: 03:10 20/10/2024

Đánh giá bài viết

0 đánh giá

Đăng nhập để gửi đánh giá - bình luận về bài viết.

Tin Liên Quan

Xem Tất Cả
Chi tiết thực đơn 7 ngày cho người suy thận hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Cùng Thanh Xuân Baby khám phá về nguyên tắc xây dựng thực đơn nhé!
Người bị suy thận nên ăn rau gì để ngăn ngừa bệnh trở nặng. Các lưu ý bệnh thận nhất định phải biết. Thanh Xuân Baby sẽ chia sẻ tới bạn lời khuyên đáng giá.
Bệnh nhân bị suy thận nên ăn hoa quả gì hỗ trợ điều trị? Kiêng gì để tránh "tiền mất tật mang". Cùng Thanh Xuân Baby tìm hiểu các bí kíp từ chuyên gia nhé!
  • hotline
  • youtube
  • messenger
  • zalo